Trang chủ / Cây ăn trái / Măng cụt

Một Số Bệnh Trên Cây Măng Cụt Và Cách Điều Trị

Một Số Bệnh Trên Cây Măng Cụt Và Cách Điều Trị
Ngày đăng: 24/03/2012

Bệnh chết nhánh

- Triệu chứng

Trên thân và cành có sự xuất hiện có những vết loét, vết u sần, đôi khi chảy nhựa, kéo theo khô cuống lá và cành, trong trường hợp bị nặng thì cây có thể bị chết.Bệnh chết nhánh do nấm Zignoella gorcirea

- Tác nhân: nấm Zignoella gorcirea.
- Biện pháp phòng trừ:Cắt và loại bỏ những cành bị hại nặng, những cành khô chết để hạn chế lây lan; quét nơi vết cắt bằng các loại thuốc gốc đồng, có thể kết hợp phun các loại thuốc gốc đồng lên tán lá và quét vôi pha vời thuốc gốc đồng vào gốc cây ở đầu mùa mưa.

Bệnh bồ hóng

Đây là bệnh gây hại trên măng cụt, nhưng không được xem là bệnh hại quan trọng.

- Triệu chứng: Bệnh phát triển với các tơ nấm màu trắng hồng bao phủ quanh các cành và chồi non. Phần phiến lá phía trên vết bệnh khô dần và chết. Bệnh phát triển khi điều kiện khí hậu chuyển sang khô.

- Tác nhân gây bệnh: nấm Capnodium sp.

- Biện pháp phòng trừ: có thể phun các loại thuốc gốc đồng để phòng và trừ bệnh này.

Bệnh đốm rong

Bệnh này tấn công trên rất nhiều loài cây ăn quả trong đó có cả măng cụt. Bệnh trở nên nghiêm trọng ở những vườn cây chăm sóc kém.
- Tác nhân: tảo Cephaleuros virescens gây ra. Bệnh xảy ra trên lá, thân, nhánh. Tảo tấn công trên thân nhánh tạo thành các đốm đồng tiền hay loang lỗ màu xám xanh hoặc vàng (lúc đang sinh sản).- Biện pháp phòng trừ: phun hoặc bôi các hỗn hợp thuốc gốc đồng, có thể dùng vôi quét lên thân cây.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Măng Cụt Kỹ Thuật Trồng Măng Cụt

Hiện nay cây măng cụt chỉ có một giống. Tuy nhiên, vẫn có những cá thể có biểu hiện một số đặc tính tốt hơn trong quần thể cây trồng. Vì vậy, hiện nay khi nhân giống nên chọn những trái từ các cây măng cụt cho trái tốt

09/01/2011
Trồng Măng Cụt Xuất Khẩu Trồng Măng Cụt Xuất Khẩu

Măng cụt (Garania Mangostana Linn) thuộc cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Indonesia và Việt Nam. Măng cụt loại trái cây được xem như là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới, bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Giá bán tại chợ Nhật Bản lên đến 3 USD/trái (trọng lượng > 80g), còn ở Thái Lan 2 USD/kg

12/02/2011
Bón Phân Cho Măng Cụt Bón Phân Cho Măng Cụt

Thường bà con nông dân bón phân chuồng, lá cỏ khô cho măng cụt hoặc tưới nước vào gốc. Nhiều nơi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thường bón cho một cây hàng năm là 1,5kg DAP(18:46:0)+1,5kg urê. Thường nông dân bón măng cụt vào cuối mùa mưa. Ngoài ra bà con còn vét bùn phơi khô, đập nhỏ, bón vào gốc cho cây.

25/12/2011
Bệnh Đốm Lá Trên Cây Măng Cụt Bệnh Đốm Lá Trên Cây Măng Cụt

Bệnh này khá quan trọng trên măng cụt. Bệnh được báo cáo xuất hiện ở Thái Lan, Malaysia và Bắc Queensland. Ở Thái lan, Malaysia người ta rất quan tâm vì bệnh có thể tấn công trên trái trước và sau thu hoạch gây nên hiện tượng thối trái. trồng. Bệnh làm rụng lá và ảnh hưởng đến năng suất cây.

24/03/2012
Biện Pháp Hạn Chế Hiện Tượng Xì Mủ, Sượng Trái Măng Cụt Biện Pháp Hạn Chế Hiện Tượng Xì Mủ, Sượng Trái Măng Cụt

Xì mủ, sượng trái là một hiện tượng khá phổ biến trên cây măng cụt. Triệu chứng dễ thấy là vỏ trái bị xì mủ, thịt trái bị sượng, phẩm chất giảm trầm trọng.

22/03/2013