Bệnh Thán Thư Trên Cây Măng Cụt
Triệu chứng
- Bệnh xuất hiện trên trái, vết bệnh cứng và có màu nâu sáng, có những đốm đen bằng đầu kim đó là bào tử nấm hiện diện trên vết bệnh
- Xung quanh vết bệnh xuất hiện vòng do các tế bào bị hoại tử.
Tác nhân
Tác nhân là do nấm Colletotrichum gloeosporiodes gây ra.
Biện pháp phòng trừ
- Tránh tạo vết thương trên trái khi thu hoạch vì vết thương sẽ tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và gây hại.
- Phun thuốc Carbendazim thẳng vào trái ở giai đoạn 2 tuần trước khi thu hoạch trái.
Có thể bạn quan tâm
Do đặc tính của măng cụt là loài ra hoa trên đầu cành của đọt mới, nên việc cho măng cụt ra hoa sớm trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt.
Hiện tượng măng cụt ra trái cách năm ở ĐBSCL chủ yếu là do khâu bón phân chưa được quan tâm đúng mức và một số yếu tố ngoại cảnh khác.
Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nuớc tưới. Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.
Trái măng cụt đạt tiêu chuẩn ngon nhất thiết không bị sượng, trọng lượng trên 80 g/trái, không bị trầy xước, lem mủ và có màu sậm đẹp. Tuy nhiên, sượng trái là vấn đề nan giải với nhiều nhà vườn, nhất là vườn măng cụt còn trái trong mùa mưa.
Là cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở Thái lan, Mã lai, Philipin, Indonesia và Việt Nam; măng cụt được nhiều người ưa chuộng và là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng.