Bệnh Chảy Mủ Vàng Trên Trái Măng Cụt
Theo kết quả nghiên cứu của Trường ĐH Kasetsart cho thấy hiện tượng múi măng cụt bị trong xãy ra nghiêm trọng trong mùa mưa do có sự thừa nước trong trái làm cho trái bị hư hại, chất đường và acid bị rỉ ra ngoài tạo nên sự đọng lại của pectin làm thịt trái trở nên trong và cứng.
Một số trường hợp khi mủ chảy trên phía trong thì trên cuống có vết thâm và trên đó mọc ra nấm Phytophthora, như vậy là nấm có thể tham gia một phần trong việc tạo nên hiện tượng chảy mủ vàng.Vì những lý do trên, hiện nay để phòng ngừa hiện tượng này cần đảm bảo cho vườn thoát nước tốt trong mùa mưa và tạo điều kiện cho cây ra hoa và thu hoạch trái trước mùa mưa. Có thể phun ngừa các bệnh trên trái bằng các thuốc gốc đồng.
Có thể bạn quan tâm
Thường bà con nông dân bón phân chuồng, lá cỏ khô cho măng cụt hoặc tưới nước vào gốc. Nhiều nơi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thường bón cho một cây hàng năm là 1,5kg DAP(18:46:0)+1,5kg urê. Thường nông dân bón măng cụt vào cuối mùa mưa. Ngoài ra bà con còn vét bùn phơi khô, đập nhỏ, bón vào gốc cho cây.
Bệnh này khá quan trọng trên măng cụt. Bệnh được báo cáo xuất hiện ở Thái Lan, Malaysia và Bắc Queensland. Ở Thái lan, Malaysia người ta rất quan tâm vì bệnh có thể tấn công trên trái trước và sau thu hoạch gây nên hiện tượng thối trái. trồng. Bệnh làm rụng lá và ảnh hưởng đến năng suất cây.
Xì mủ, sượng trái là một hiện tượng khá phổ biến trên cây măng cụt. Triệu chứng dễ thấy là vỏ trái bị xì mủ, thịt trái bị sượng, phẩm chất giảm trầm trọng.
Do đặc tính của măng cụt là loài ra hoa trên đầu cành của đọt mới, nên việc cho măng cụt ra hoa sớm trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt.
Hiện tượng măng cụt ra trái cách năm ở ĐBSCL chủ yếu là do khâu bón phân chưa được quan tâm đúng mức và một số yếu tố ngoại cảnh khác.