Rau Hoa Xứ Lạnh Kon Tum Vươn Ra Thị Trường Miền Trung
Cùng với lan hồ điệp, hoa địa lan là sản phẩm nổi tiếng ở Măng Đen, được người tiêu dùng ưa thích.
Sau năm năm trồng thử nghiệm, hai năm gần đây rau hoa trồng tại Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) không chỉ đáp ứng yêu cầu tiêu thụ tại chỗ mà đã bắt đầu vươn ra được thị trường ngoài tỉnh tiêu thụ ở các tỉnh Gia Lai, Bình Định, Quảng Ngãi.
Ông Trần Minh Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kon Plông cho biết: Các loại hoa như hoa lan, đồng tiền, hoa hồng, hoa tuy-lip, hoa li-ly... được trồng tại Măng Đen bước đầu đã được thị trường chấp nhận tiêu thụ với thương hiệu "Hoa Măng Đen" trên bao bì.
Đặc biệt là hoa li-ly, trong năm 2013 đã bán được cho thị trường tỉnh Bình Định khoảng 18.000 cây; tỉnh Gia Lai tiêu thụ khoảng 15.000 cây, Quảng Ngãi tiêu thụ khoảng 2.000 cây. Một số thị trường khác như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh đã tiêu thụ được nhưng số lượng còn hạn chế (khoảng 2.000 cây).
Các thị trường này rất thích các sản phẩm hoa li-ly sản xuất tại Măng Đen do giá bán thấp hơn giá hoa sản xuất tại Đà Lạt, vận chuyển thuận lợi và nhanh chóng nên hoa ít hư hỏng và bảo quản được lâu, đáp ứng nhu cầu nhanh chóng kịp thời trong khi chất lượng hoa không thua kém hoa được sản xuất tại Đà Lạt. Mức giá bán hoa li-ly cắt cành trung bình trước Tết là 14.000 đồng/cây (ngày thường) và giá bán trung bình trong dịp Tết là 30.000 đồng/cây.
Theo báo cáo của huyện Kon Plông, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 này, khu vực trồng hoa Măng Đen cho ra thị trường 19 loại hoa như hoa li-ly, hoa hồng, tuy-lip, lan hồ điệp, địa lan, hoa thu hải đường, dạ yên thảo...
Người trồng hoa tại hai cơ sở, Hợp tác xã rau hoa xứ lạnh Thanh niên Măng Đen và Trại thực nghiệm Kon Plông cho biết: Năm nay nhờ thời tiết khí hậu thuận lợi nên hầu hết các loại giống hoa trồng ở Măng Đen đều rất đẹp và trổ đúng dịp Tết. Tại hai cơ sở này đã có khoảng 30.000 cành hoa li-ly được khách hàng đặt mua với giá từ 28 - 30.000 đồng/cành; hàng nghìn chậu hoa tuy-lip; anh thảo, cúc lá nho, lan hồ điệp đã được khách đặt hàng với giá từ 50.000 đồng đến 80.000 đồng/chậu. Nếu bán được hết các sản phẩm với mức giá này thì nhà vườn có lãi từ 40 - 60%.
Nằm ở độ cao trung bình 1.200 mét so với mực nước biển, độ che phủ rừng đạt hơn 78%, nhiệt độ trung bình quanh năm dao động từ 18 - 20 độ C, Măng Đen Kon Tum được ví như Đà Lạt thứ hai của Việt Nam. Để phát triển ngành nghề mới trồng rau xứ lạnh này, huyện Kon Plông đã cho chuyển đổi gần 600 ha đất rừng sang quy hoạch phát triển rau hoa xứ lạnh. Bước đầu đã tuyển chọn được 37 hộ dân tại chỗ và 12 hộ dân từ TP Hồ Chí Minh đưa vào trồng thử nghiệm rau hoa xứ lạnh ở Măng Đen.
Những thành công bước đầu về phát triển rau hoa xứ lạnh ở Măng Đen đang mở ra cho huyện Kon Plông một hướng đi mới trong phát triển kinh tế để vươn lên thoát khỏi huyện nghèo và vươn lên làm giàu trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi đó, tính đến ngày 15/7, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng lượng gạo xuất khẩu qua biên giới phía Bắc là chưa đến 0,6 triệu tấn. Như vậy, có khả năng một lượng gạo không nhỏ đã được xuất khẩu qua biên giới mà không được cơ quan chức năng thống kê đầy đủ.
Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.
Mặc dù có thời điểm do giá chè xuống thấp, việc canh tác gặp khó khăn, nhiều hộ gia đình đã chặt bỏ cây chè và chuyển sang các loại cây trồng khác, nhưng từ sau năm 2001 đến nay, do nhu cầu tiêu thụ chè trên thị trường tăng mạnh, nghề trồng chè ở Ngọc Đồng cũng có bước phát triển mới.
Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.
Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.