Bí quyết biến vùng cát trắng thành vựa tôm tiền tỷ
Với diện tích gần 50ha nuôi tôm theo phương thức bền vững, anh Võ Văn Sơn, thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) được nhiều người gọi là “vua tôm” chinh phục vùng cát trắng.
Anh Sơn kể: “Tôi bắt đầu làm tôm sú từ năm 1999, nhưng không có duyên, bởi lợi nhuận thấp, chi phí cao, giá cả lúc lên lúc xuống và thường xuyên bị dịch bệnh. Từ năm 2006, khi dồn hết vốn liếng đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, gia đình anh Sơn mới bắt đầu có dư dả. Ban đầu, anh chỉ dám đầu tư nuôi 2ha tôm thẻ chân trắng. Chỉ sau hơn 3 tháng cật lực chăm sóc, anh Sơn thu hoạch và có ngay 200 triệu đồng lãi ròng.
Thấy lợi nhuận do con tôm thẻ chân trắng mang lại khá cao, thị trường tiêu thụ ổn định, anh mở rộng diện tích, mỗi năm tăng thêm 3- 5ha. Hiện tại, anh đã có gần 50ha nuôi tôm tại 2 thôn Phú Thọ và Sơn Hải. Bình quân mỗi năm anh nuôi 2 vụ, mỗi vụ kéo dài 4 tháng. Doanh thu bình quân mỗi năm từ nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình anh Sơn đạt gần 30 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.
Anh Sơn tâm sự: “Vùng đất này trước đây chỉ là vùng cát trắng bỏ hoang chẳng ai dám ở huống hồ nuôi trồng, sản xuất. Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất. Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bậc nhất của tỉnh Ninh Thuận…”.
Trang trại nuôi tôm của anh Sơn hiện tạo công ăn việc làm cho trên 80 lao động địa phương. Anh cũng thường xuyên chia sẻ kỹ thuật nuôi tôm sạch, an toàn cho trên 25 hộ nuôi tôm của địa phương. Từ năm 2012, anh Sơn đã tiên phong vận động 20 hộ trong xã thành lập tổ liên kết nuôi tôm an toàn bền vững, do chính anh làm tổ trưởng. Các thành viên trong tổ đã được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến. Nhờ đó, tỷ lệ dịch bệnh trên tôm nuôi của tổ luôn ở mức thấp nhất, năng suất đạt từ 14 – 15 tấn/ha/vụ, doanh thu trên 500 triệu đồng/ha/vụ.
Related news
Trong khi đó, tính đến ngày 15/7, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng lượng gạo xuất khẩu qua biên giới phía Bắc là chưa đến 0,6 triệu tấn. Như vậy, có khả năng một lượng gạo không nhỏ đã được xuất khẩu qua biên giới mà không được cơ quan chức năng thống kê đầy đủ.
Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.
Mặc dù có thời điểm do giá chè xuống thấp, việc canh tác gặp khó khăn, nhiều hộ gia đình đã chặt bỏ cây chè và chuyển sang các loại cây trồng khác, nhưng từ sau năm 2001 đến nay, do nhu cầu tiêu thụ chè trên thị trường tăng mạnh, nghề trồng chè ở Ngọc Đồng cũng có bước phát triển mới.
Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.
Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.