Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bí Bầu, Rau Cải... Cũng Phải Nhập Hạt Giống

Bí Bầu, Rau Cải... Cũng Phải Nhập Hạt Giống
Ngày đăng: 15/09/2014

Một công bố mới đây của Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN-PTNT cho thấy chỉ riêng tiền nhập hạt giống rau các loại, VN chi đến nửa tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu từ nước ngoài.

Cụ thể năm 2013, VN đã chi ra 500 triệu USD để nhập khẩu 8.000 tấn hạt giống các loại nhằm cung ứng cho 700.000 ha sản xuất rau của cả nước.

“Bầu bí, dưa leo, đậu bắp, khổ qua, cà chua... có khó để làm đâu nhưng VN vẫn phải nhập”, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Giáo sư Bùi Chí Bửu nhận xét. Rau là mặt hàng dễ trồng, sức tiêu thụ cao và mang lại lợi nhuận không nhỏ, nhưng theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, có đến 90% giống rau quả hiện đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Không chỉ rau, nhiều giống lúa lai, ngô lai đang được gieo trồng trong nước cũng đều phải nhập khẩu.

Tổng giám đốc một tập đoàn thương mại Mỹ có trụ sở đặt tại VN cho biết: Chỉ riêng Tập đoàn Syngenta của Thụy Sĩ, trung bình mỗi năm bán ra thị trường VN hơn 1 tỉ USD tiền hạt giống các loại. Giáo sư Bùi Chí Bửu ước tính tỷ lệ giống ngô lai VN nhập là 90% và nhập 70 - 80% giống lúa lai.

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, nhiều năm qua, ở miền Nam đã nghiên cứu và đã chủ động được giống lúa lai, không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài nữa, nhưng với miền Bắc, số giống lúa lai nhập còn rất cao. “Theo tôi được biết, 70% giống lúa lai hiện được cung ứng cho thị trường phía bắc phải nhập khẩu hoàn toàn, nhiều nhất là từ Trung Quốc. Các hạt giống rau cải cũng chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, Hà Lan, Mỹ...”, Giáo sư Võ Tòng Xuân nói.

Là quốc gia đứng nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo nhưng giống lúa phải nhập với số lượng quá lớn, theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, đây là thiệt thòi lớn cho ngành nông nghiệp VN. Theo thông tin từ Hiệp hội Thương mại giống cây trồng miền Nam, hiện các viện nghiên cứu, doanh nghiệp chỉ làm chủ được khoảng 5 - 10 loại giống như lúa, ngô, cao su, cà phê, tiêu...

Cái gì nghiên cứu xong, giá thành cũng cao

Theo TS Lê Hưng Quốc, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng VN, nguyên Cục trường Cục Trồng trọt, do trình độ nghiên cứu của ta còn thấp, nên việc sở hữu được gien đã là quý đối với khoa học nghiên cứu về giống của VN chứ chưa nói đến giống. Ông Quốc phân tích, sở dĩ chúng ta phải nhập khẩu nhiều hạt giống do chúng ta chưa có khả năng tạo ra các tổ hợp bố mẹ.

Đơn cử việc nhập khẩu giống ngô lai, lúa lai chỉ được sử dụng và phát triển trong vài năm, sau đó sẽ bị thoái hóa và tiếp tục nhập khẩu tiếp, như một vòng luẩn quẩn. Để có thể chủ động một số giống cây trồng, giảm tần suất phụ thuộc quá nhiều vào hạt giống ngoại nhập, toàn ngành nông nghiệp sớm rà soát và thống kê toàn bộ các loại giống cây, phân chia loại nào cần nhập, loại nào có thể đầu tư nghiên cứu chuyên sâu.

Thực tế, ở phía bắc, theo Giáo sư Xuân, Phó giáo sư - TS Nguyễn Thị Trâm được coi là “mẹ đẻ” của nhiều giống lúa mới của VN. Năm 2008, TS Trâm đã nghiên cứu thành công một giống lúa lai và bản quyền sau đó được chuyển nhượng lại cho một doanh nghiệp ở Nam Định với trị giá 10 tỉ đồng.

Nhưng lẽ ra các công ty mua chuyển giao phải tận dụng để đầu tư nghiên cứu chuyên sâu cho ra các giống lai mới mang tính vượt trội, chứ dừng lại ở mức mua bán một loại giống, một thời gian ngắn sau cũng sớm bị cũ đi.

Dù vậy Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng thừa nhận: “Kẹt một cái là cái gì chúng ta làm cũng có giá thành cao hơn người ta. Do nghiên cứu ở VN làm trong môi trường quá sơ sài”. Giáo sư Xuân nhận xét thêm: “Chi phí nghiên cứu lúc này quá cao, nên chúng ta chọn giải pháp nhập...

Chỉ không bình thường khi chúng ta bỏ nhiều tiền của, dùng ngân sách không giới hạn để chi đầu tư và làm theo kiểu phong trào để báo cáo thành tích để rồi những nghiên cứu đó không áp dụng thực tế được, như vậy là lãng phí, không bình thường và chứng tỏ năng lực có vấn đề”.


Có thể bạn quan tâm

Cung Ứng Cho Thị Trường Gần 3.000 Tấn Quít/năm Cung Ứng Cho Thị Trường Gần 3.000 Tấn Quít/năm

Long Trị là xã có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), với 370ha vườn cây ăn trái, trong đó diện tích cây có múi là 250ha, riêng diện tích quít đường 199ha, tổng sản lượng cây có múi cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn trái/năm.

08/05/2014
Hồi Sinh Nghề Rập Cua Hồi Sinh Nghề Rập Cua

Thời gian gần đây, sản lượng cua nuôi giảm mạnh do người dân dành ao nuôi tôm sú. Giá cua cao nên người dân ven biển Bến Tre hồi sinh nghề rập cua.

27/05/2014
Ngư Dân Vào Vụ Khai Thác Cá Nam Ngư Dân Vào Vụ Khai Thác Cá Nam

Vào vụ cá Nam năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, các đàn cá nổi liên tục xuất hiện với trữ lượng rất lớn nên đã có 65% tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường từ tỉnh Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu.

08/05/2014
Chợ Mới (An Giang) Phát Triển Đàn Bò Theo Hướng Trang Trại Chợ Mới (An Giang) Phát Triển Đàn Bò Theo Hướng Trang Trại

Từ mô hình trồng bắp thu trái non, lấy phụ phẩm nuôi bò; trồng cỏ voi cặp các bờ kênh, tuyến đê, trên đất trồng lúa… số lượng đàn bò huyện Chợ Mới phát triển đến 22.000 con, đi đầu phong trào nuôi bò của tỉnh. Địa phương đang dần hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao.

27/05/2014
Khôi Phục Mô Hình Lúa Tôm Ở Phú Thuận (An Giang) Khôi Phục Mô Hình Lúa Tôm Ở Phú Thuận (An Giang)

Từ điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (Thoại Sơn - An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh với diện tích 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.

09/05/2014