Bệnh viện Cây trồng Trà Vinh mang lại lợi ích cho nông dân

Trước đây, cây trồng bị bệnh chỉ có nước... chờ chết. Nhưng nay đã có đội ngũ bác sĩ thăm khám, cho toa, bốc thuốc cho cây trồng. Thậm chí có cả bác sĩ thăm khám tận vườn hoặc tư vấn từ xa hoàn toàn miễn phí. Đó là những hoạt động của Bệnh viện Cây trồng tỉnh Trà Vinh.
Bệnh viện Cây trồng Trà Vinh được thành lập vào ngày 17/8/2012, do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh quản lý và tổ chức hoạt động, có sự hỗ trợ của Bệnh viện Cây ăn quả miền Nam. Bệnh viện Cây trồng tỉnh được đầu tư các trang thiết bị, máy móc, với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng và có thêm một “trạm xá” được đặt tại huyện Cầu Kè, nơi có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất tỉnh, lên đến gần 10.000ha.
Nhiệm vụ của Bệnh viện Cây trồng Trà Vinh là tiếp nhận các mẫu cây trồng như: Rau màu, cây ăn trái… bị nhiễm bệnh do nông dân gửi đến để xét nghiệm và tư vấn hoặc trực tiếp giúp nông dân điều trị. Đây là một hoạt động bảo vệ thực vật chuyển sang hướng chuyên sâu về sức khoẻ cây trồng, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của hiện tại.
Y cụ của một chuyến đi lưu động gồm có máy đo độ phèn, máy định vị, kính lúp, kính hiển vi, bộ kíp thử bệnh.... Hàng tháng bệnh viện còn cử đội ngũ bác sĩ xuống địa bàn để khảo sát, khám bệnh lưu động cho cây trồng, giúp nông dân ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Mọi hoạt động của Bệnh viện Cây trồng hỗ trợ cho nông dân đều miễn phí.
Theo Bệnh viện Cây trồng tỉnh Trà Vinh, thì sau ngày thành lập đến nay bệnh viện đã tổ chức được 20 chuyến thăm khám lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh và đã có hơn 400 lượt nông dân mang mẫu phẩm bệnh cây đến thăm khám tại bệnh viên; cấp hơn 350 toa thuốc. Các bác sĩ cây trồng luôn tận tình giúp nông dân kịp thời xử lý các hiện tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại đem lại kết quả cao và tạo được niềm tin cho bà con.
Nếu như trước đây, người nông dân thấy bệnh ở cây trồng thường tìm đến cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật để mua và chủ cửa hàng bán cho thuốc gì thì sử dụng thuốc đó, thì nay chỉ cần có một địa điểm để người dân mang mẫu vật tới, nhờ bác sĩ tư vấn, bắt bệnh, kê đơn thuốc để chữa trị các loại dịch bệnh cho cây trồng hiệu quả nhất.
Chữa bệnh lưu động là một phần trong kế hoạch của Bệnh viện Cây trồng, nhằm giúp bà con được trực tiếp “tai nghe, mắt thấy”, nhận biết bệnh trạng của cây trồng và nguyên nhân, từ đó hướng dẫn bà con cách phòng trị hiệu quả, ít tốn kém nhất.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khuyến khích các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) duy trì ổn định và phát triển sản xuất, Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ vừa tổ chức hỗ trợ cá thát lát cườm và cá rô phi giống cho hàng trăm hộ dân ở 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới và nông dân trong mô hình mẫu điểm, cánh đồng mẫu lớn trong huyện.

Hàng trăm ha bắp vụ Hè Thu thuộc các xã Bình Trung, Bình Giã, Xuân Sơn (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu) có nguy cơ mất trắng do cây phát triển không đồng đều và không ra trái. Được biết đây là giống bắp NK67 - lai đơn F1có xuất xứ từ Inđonesia do Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (trụ sở đóng tại khu công nghiệp Biên Hòa - Đồng Nai) nhập khẩu và phân phối.

Dịch bệnh trên cây trồng ngày càng tăng, vì vậy trong định hướng phát triển kinh tế vườn, Vũng Liêm (Vĩnh Long) vẫn tiếp tục quan tâm xây dựng và thực hiện một số dự án, mô hình sản xuất có hiệu quả. Trong đó, đặc biệt quan tâm phát triển các vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất và chất lượng.

Để đảm bảo các quy định về nuôi động vật hoang dã (ĐVHD), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều biện pháp quản lý.

Theo ông Lâm Xuân Tuấn, Giám đốc Công ty Điện lực Cà Mau, đến thời điểm này, các hạng mục công trình trong đề án nâng cấp lưới điện 3 pha giai đoạn I phục vụ các vùng nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã hoàn thành.