Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Bệnh Viêm Khớp Ở Lợn Do Streptococcus Suis

Bệnh Viêm Khớp Ở Lợn Do Streptococcus Suis
Ngày đăng: 02/01/2012

Viêm khớp là yếu tố gây què ở lợn. Các yếu tố khác gây què ở lợn gồm liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn thương ở chân do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và các thay đổi khớp. Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi vi khuẩn (Streptococcus suis, E. Coli, Staphylococcus…) và Mycoplasma.

Bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt khi xuất chuồng, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi; đồng thời bệnh làm cho lợn tăng trọng kém và giảm số lượng lợn con sau cai sữa trong đàn.

Nguyên nhân: Streptococcus suis là vi khuẩn gram +, Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 – 6 tuần tuổi, bệnh được phân loại như một phần của hội chứng “yếu khớp” kết hợp với viêm rốn.

Lây lan: Streptococcus suis có thể khu trú ở amidan của gia súc khỏe, khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như: lợn trong tình trạng stress, nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường làm giảm sức đề kháng lợn…lúc này dễ dàng phát bệnh. Mầm bệnh được tiết ra từ dịch âm hộ, dịch đường hô hấp và sữa lợn mẹ. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể heo con bằng đường rốn, vết thương ngoài da.

Triệu chứng: Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh từ 10- 20%. Bệnh thường xảy ra ở lợn 1- 6 tuần tuổi.

Thể quá cấp tính: Gây chết lợn rất nhanh, lợn sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn thể hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiểng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc. Lợn có hiện tượng viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não, tủy nhiều và có màu đục.

Thể cấp tính: Đặc trưng bởi sốt, lông da sởn lên, suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển, lợn bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to. Một hoặc vài khớp có thể bị tổn thương, các khớp chân trước và sau, mắt cá chân thường sưng phồng lên. Bệnh làm cho lợn đau đớn không thể di chuyển được, hạn chế khả năng đi lại để bú của lợn con.

Thể mãn tính: Lợn bệnh còi cọc và bị viêm khớp mãn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết (fibrin). Các màng sưng phồng, mất màu và tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe). Khi bệnh trở thành mãn tính có thể làm tổn thương sụn khớp. Các bệnh tích cũng có thể thấy trong sự phát triển của các khúc xương.

Các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân khác cũng có thể thấy trong bệnh viêm khớp do Streptococcus suis.

Phòng và trị bệnh:

Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh trong môi trường chăn nuôi, có thể sử dụng: Vimekon (pha 100gr với 20 lít nước) hay Vime-Iodine (pha 15 – 20 ml/4 lít nước) phun khắp chuồng, định kỳ 3 – 4 tuần sử dụng 1 lần.

- Hạn chế tối đa các yếu tố làm giảm sức đề kháng của lợn: thay đổi thức ăn, môi trường nuôi đột ngột, chuyển đàn, nuôi nhốt quá chật, điều kiện vệ sinh thông thoáng kém…

- Cho lợn ăn đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên cung cấp vào thức ăn các dưỡng chất giúp cân bằng khẩu phần, hạn chế suy dinh dưỡng như: Vime – Amino: 100gr/20kg thức ăn; Vimix plus: 100gr/120 lít nước, dùng hàng ngày; Biotin H AD: 100gr/100kg thức ăn.

Trị bệnh: Trong bệnh viêm khớp do Streptococcus suis ở lợn con, điều trị sớm sẽ rất hiệu quả. Điều trị đúng liệu trình giúp heo hồi phục tốt hơn, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau liên tục 3 – 5 ngày: Kampico: 1ml/4kg thể trọng; Procain Penicillin: 1ml/10kg thể trọng; Colamp: 1ml/10kg thể trọng. Kết hợp Ketovet: 1ml/15kg thể trọng/ngày nhằm giảm đau, hạ sốt cho lợn. Nên bổ sung tiêm Vimekat: 1ml/5kg thể trọng, lặp lại sau 4 – 5 ngày giúp tăng cường trao đổi chất giúp heo mau hồi phục sau bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Quản lý Heo con Sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh - Phần 2 (Phần cuối) Quản lý Heo con Sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh - Phần 2 (Phần cuối)

Quản lý Heo con Sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh - Phần 2 (Phần cuối)

08/04/2016
Khắc phục hiện tượng heo nái sẩy thai Khắc phục hiện tượng heo nái sẩy thai

Thông thường trên heo nái mang thai xảy ra hai trường hợp như sau: - Sẩy thai hoàn toàn là trường hợp toàn bộ thai không phát triển được, bị tiêu đi hoặc bị tống ra ngoài sớm. - Sẩy thai không hoàn toàn là chỉ có một vài thai không phát triển còn các thai khác vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, một số heo nái đã bị sẩy thai thì lần sau vẫn có thể động dục trở lại và có khả năng thụ thai.

08/04/2016
Tầm quan trọng của việc bổ sung khoáng vi lượng trong giai đoạn cạn sữa Tầm quan trọng của việc bổ sung khoáng vi lượng trong giai đoạn cạn sữa

Người ta gọi là khoáng vi lượng vì số lượng cần cho khẩu phần hàng ngày của động vật là rất nhỏ, đặc biệt còn ít hơn 100mg/kg (các thành phần/1 triệu, Miller và cs, 1988).

09/04/2016
Bệnh tiêu chảy ở lợn con do khuẩn E.Coli - Phần 1 Bệnh tiêu chảy ở lợn con do khuẩn E.Coli - Phần 1

Bệnh tiêu chảy ở lợn con do khuẩn E.Coli - Phần 1

09/04/2016
Bệnh tiêu chảy ở lợn con do khuẩn E.Coli - Phần 2 (Phần cuối) Bệnh tiêu chảy ở lợn con do khuẩn E.Coli - Phần 2 (Phần cuối)

Bệnh tiêu chảy ở lợn con do khuẩn E.Coli - Phần 2 (Phần cuối)

09/04/2016