Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Phòng, Chống Bệnh Tai Xanh

Phòng, Chống Bệnh Tai Xanh
Ngày đăng: 01/01/2012

Biện pháp phòng dịch:

- Tiêm vácxin phòng bệnh tai xanh cho đàn lợn trong cơ sở chăn nuôi chưa có bệnh.

- Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của đàn lợn trong các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản để sớm phát hiện; cách ly xử lý kịp thời và gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm.

- Nhập lợn giống từ các cơ sở chăn nuôi an toàn. Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 3 - 4 tuần lễ, không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh cũng như các bệnh truyền nhiễm khác mới cho nhập đàn.

- Bảo đảm thức ăn đủ dinh dưỡng và nguồn nước sạch cho lợn.

- Giữ chuồng trại và khu chăn thả lợn luôn khô sạch, thoáng mát mùa hè, kín ấm mùa đông và phải phun thuốc sát trùng định kỳ 2 tuần/lần để diệt mầm bệnh.

Biện pháp chống dịch:

- Các gia trại và trang trại phải thống kê lợn ốm, lợn chết báo cáo ngay với chính quyền và cơ quan thú y địa phương để xử lý theo đúng lệnh công bố dịch và hướng dẫn phòng chống bệnh tai xanh của Cục Thú y (tiêu huỷ toàn bộ lợn bị ốm) và đề nghị Nhà nước hỗ trợ thiệt hại. Trong trường hợp gửi mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm mà chưa có kết quả, nhưng nếu lợn có dấu hiệu lâm sàng bệnh tai xanh thì vẫn phải tiêu huỷ.

- Chính quyền và cơ quan thú y địa phương tổ chức bao vây ổ dịch, thành lập các chốt kiểm dịch, cấm vận chuyển lợn khỏi ổ dịch.

- Không bán chạy lợn, không mổ lợn và bán thịt lợn trong vùng dịch khi chưa công bố hết dịch.

- Cách ly đàn lợn khoẻ để nuôi dưỡng, chăm sóc tốt và tổ chức tiêm thuốc trợ lực, nâng cao sức đề kháng của đàn lợn.

- Vệ sinh triệt để chuồng trại và khu chăn thả đã có lợn ốm và phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần trong suốt thời gian có dịch.

- Chỉ nuôi lợn trở lại khi đã công bố hết dịch và đã để trống chuồng 4 tuần; đồng thời phun thuốc sát trùng theo đúng quy định.


Có thể bạn quan tâm

Cần Giữ Vệ Sinh Thức Ăn Nước Uống Cần Giữ Vệ Sinh Thức Ăn Nước Uống

Heo là loại ăn tạp, hễ gặp thứ gi ăn được là nó không từ. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là nuôi heo chứ không cần cho chúng ăn đúng phương pháp khoa học! Không thể nuôi neo bằng cách sẵn có gì cho ăn nấy, dù thức ăn đó có phẩm chất tốt xấu ra sao cũng không đặt vấn đề quan trọng!

07/01/2013
Phương Pháp Chọn Heo Giống Phương Pháp Chọn Heo Giống

"Mua heo chọn nái", kinh nghiệm đó của người xưa có từ ngàn đời đến nay vẫn có giá trị, muốn có con heo giống tốt mà nuôi, ta phải cố công chọn dòng chọn giống của mình.

07/01/2013
Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Lợn Nái Mang Thai Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Lợn Nái Mang Thai

Việc chăm sóc heo nái mang thai rất quan trọng đối với sự thành công của người chăn.Sau khi phối 21 ngày không thấy nái động dục trở lại xem như đã mang thai. Thời gian mang kéo dài từ 3 tháng + 3 tuần + 3 ngày ( trung bình từ 114 - 116 ngày). Nhưng nếu nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con, dù có sữa nhưng con yếu ớt, sức bú mẹ kém và khả năng đề kháng kém nên tỷ lệ nuôi sống thấp.

03/08/2013
Phỏng Trị Bệnh Cho Heo Phỏng Trị Bệnh Cho Heo

Ta có câu: "phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh ". Con heo nhìn bề ngoài thấy có vóc dáng cao to, mập mạnh tưởng sức khỏe có thừa nhưng nó lại là loài vật vướng nhiều thứ loại bệnh tật nhất, và cũng dễ chết vì những thứ bệnh tật đó.

07/01/2013
Phòng Và Trị Bệnh Viêm Dạ Dày, Ruột Truyền Nhiễm Ở Lợn Phòng Và Trị Bệnh Viêm Dạ Dày, Ruột Truyền Nhiễm Ở Lợn

Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh TGE (Transmissible Gastro Enteritis) do vi rút Coronavirus gây ra có đặc tính lây lan rất nhanh, tiêu chảy nước dữ dội, gây ói mữa, gây viêm dạ dày ruột điển hình trên lợn con dưới 1 tuần tuổi. Là một trong những nguyên nhân gây chết lợn con sơ sinh từ dưới 2 tuần tuổi.

16/08/2013