Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hào Hứng Gieo Sạ Hàng

Hào Hứng Gieo Sạ Hàng
Ngày đăng: 21/03/2012

ĐUA NHAU GIEO SẠ HÀNG 
Chúng tôi về huyện Nghĩa Hưng khi cánh đồng lúa vụ xuân đang phát triển tốt sau 3 tuần gieo sạ. Chị Nguyễn Thị Quyên, Phó ban Nông nghiệp xã Nghĩa Tân phấn khởi khoe: “Vụ này, xã phát động phong trào gieo sạ hàng đến từng đội SX. Các buổi hội thảo do HTXNN phối hợp với ban nông nghiệp xã tổ chức, có khuyến nông huyện về tập huấn chuyển giao kỹ thuật, bà con ai cũng hào hứng tham gia, vui như hội làng”.

Theo chị Quyên, việc ứng dụng TBKT gieo sạ hàng đối với bà con còn khá mới mẻ. Hơn nữa, để thay đổi ngay được thói quen tập quán canh tác cũ, truyền thống là rất khó. Tuy nhiên, việc gieo sạ chỉ phù hợp với vụ xuân, còn vụ mùa do bão lũ, mưa nhiều nhiều nên triển khai rất khó. Vụ xuân trước, xã chọn ra một số đội SX để làm mô hình điểm, vụ này bắt đầu cho nhận rộng. 
Từ năm 2009, việc gieo sạ hàng được triển khai trên diện tích nhỏ, chỉ vài hộ mạnh dạn đi tiên phong, do bà con chưa quen với phương thức gieo sạ mới. Sau vài vụ thấy hiệu quả, lại đỡ tiền giống, công lao động nên nhiều hộ hưởng ứng. Đặc biệt, vụ xuân 2012 diện tích gieo sạ đạt 200/448 ha. Nhằm khuyến khích SX, toàn xã đã sắm 19 công cụ sạ hàng, phân chia về cho các đội SX, huyện hỗ trợ kinh phí 500.000 đồng/chiếc. Đồng thời cử cán bộ trạm khuyến nông về tập huấn, chuyển giao kỹ thuật ngay tại đồng ruộng. 
Anh Nguyễn Văn Thiết, Đội trưởng Đội SX số 5 hào hứng chia sẻ: “Qua thực tế một số mô hình điểm gieo sạ cho hiệu quả cao nên chúng tôi chẳng cần vận động bà con vẫn ào ào hưởng ứng tham gia các buổi tập huấn, số hộ đăng ký gieo sạ vụ này chiếm tới trên 80%”. 
Theo anh Thiết, chỉ tính riêng khâu nhổ mạ và cấy, mỗi ngày một lao động khoẻ mới chỉ cấy được 1 sào. Song cũng một lao động kéo ống gieo sạ 1 ngày có thể gieo được hàng mẫu ruộng. Đây là việc làm rất tiện ích khi lao động ở nông thôn đang thiếu trầm trọng, nhất là các địa phương có làng nghề, nghề phụ. 
Hơn nữa, để cấy 1 sào nông dân phải chi tới 145.000 đồng, gồm 35.000 đồng làm đất gieo mạ, 90.000 đồng công thuê cấy và 20.000 đồng mua giống... Trong khi đó gieo sạ chi phí chỉ mất 35.000 đồng (cả tiền giống lúa, thuốc trừ cỏ, công sạ). Tính riêng cấy lúa theo phương pháp truyền thống chi phí đã tăng gấp trên 4 lần so với gieo sạ. 
GIẢM 60% CÔNG LAO ĐỘNG 
Theo anh Trần Thanh Hải, cán bộ xã Nghĩa Tân, việc gieo sạ hàng là một TBKT trong SX lúa. Thực tế phương pháp này đã được xây dựng qua nhiều mô hình và khuyến khích mở rộng, bởi có lợi thế về hiệu quả kinh tế. Qua đánh giá của Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Nam Định, Trung tâm Giống cây trồng và các địa phương khác đã áp dụng TBKT này thì chi phí giảm từ 40- 50% về giống.

“Những năm qua, xã Nghĩa Tân đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân ứng dụng TBKT vào SX. Trên diện tích 448 ha đất lúa 2 vụ/năm, xã chỉ đạo các hộ trồng các giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất cao như Bắc thơm số 7, NĐ5 với khoảng 60% diện tích gieo cấy, còn lại là giống lúa lai D.ưu 527", ông Tiệp nói.

Trong khi gieo mạ, cấy lúa theo phương pháp truyền thống lượng giống cần 2- 2,5 kg/sào, thì gieo sạ chỉ cần 0,9- 1,1 kg/sào. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn cấy từ 5- 7 ngày, giúp lúa đẻ nhánh sớm, tập trung. Năng suất khi thu hoạch tăng 10- 14% so với lúa cấy và thu nhập cao hơn khoảng 3 triệu đồng/ha. 
Hơn nữa, sử dụng phương pháp gieo sạ lúa sẽ ít bị nghẹt rễ. Các giống Bắc thơm số 7, NĐ1 là giống mẫn cảm; có vụ bị bệnh bạc lá do vi khuẩn tới 80- 90%. Nhưng khi gieo sạ lại gần như không xuất hiện bệnh này. Đồng thời giảm được 60% công lao động cho phụ nữ nông thôn. 
Trao đổi với NNVN, ông Trần Xuân Tiệp, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Tân cho biết: “Là xã thuần nông, có diện tích lúa đặc sản lớn nhất huyện. Hiệu quả của phương pháp gieo sạ đã rõ, dù địa phương khuyến cáo nông dân chỉ sạ hàng ở các chân ruộng chủ động nước, nhất là ở vụ xuân. SX lúa bằng phương pháp gieo sạ cho năng suất, hiệu quả cao hơn cấy truyền thống; giảm sức lao động, giảm chi phí về giống, rút ngắn thời vụ gieo cấy…".


Có thể bạn quan tâm

Những mặt hàng nông sản biến người nông dân thành triệu phú Những mặt hàng nông sản biến người nông dân thành triệu phú

Không phải là những ông chủ hàng hiệu hay kinh doanh những mặt hàng cao cấp, nhưng những người nông dân này lại làm giàu từ chính những mặt hàng nông sản rất đỗi gần gũi.

11/09/2015
Phát triển mạnh nghề nuôi tôm trên cát Phát triển mạnh nghề nuôi tôm trên cát

Với quy trình công nghệ nuôi tiên tiến hiện đại, các chính sách hỗ trợ của tỉnh và các địa phương, nghề nuôi Tôm đang thực sự là một lĩnh vực thu hút được nhiều người đầu tư.

11/09/2015
Thu lãi 1 tỷ mỗi năm từ trồng cam sành Thu lãi 1 tỷ mỗi năm từ trồng cam sành

Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.

11/09/2015
Nuôi ong di động Nuôi ong di động

Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.

11/09/2015
Hiệu quả từ tổ dịch vụ bao trái xoài ở thành phố Cao Lãnh Hiệu quả từ tổ dịch vụ bao trái xoài ở thành phố Cao Lãnh

Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương

11/09/2015