Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bệnh thán thư hại xoài

Bệnh thán thư hại xoài
Publish date: Saturday. November 28th, 2015

Thán thư là một loại bệnh phổ biến thường gặp trên cây xoài.

Có những năm, điều kiện thời tiết thích hợp, thì bệnh phát triển rất mạnh, gây ảnh hưởng nặng tới năng suất và chất lượng xoài.

Tác nhân gây hại: Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

Triệu chứng: Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trên các bộ phận còn non như lá, cành và nụ hoa quả.

Trên lá, lúc đầu vết bệnh là các đốm màu nâu đen, giữa phần lá bị bệnh và phần lá lành có quầng màu vàng.

Cành non bị bệnh thì vỏ bị nâu đen, vết bệnh hơi lõm vào và cành bị khô đi.

Nụ hoa quả bị bệnh có màu nâu đen và dễ bị rụng.

Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều.

Đặc biệt, bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn xoài ra lộc, ra nụ hoa quả non, lại gặp điều kiện thời tiết thuận lợi.

Trong các vườn xoài ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không tốt như bón phân không cân đối và dư đạm, không cắt tỉa cành vô hiệu làm tán lá rậm rạp, thiếu ánh nắng chiếu vào, nên làm tăng ẩm độ của vườn thì bệnh thường nặng.

Một số biện pháp phòng trừ đã được áp dụng cho hiệu quả cao và giảm được chi phí:

- Trước khi vào vụ mới, cần vệ sinh vườn cây, trừ sạch cỏ dại, cắt tỉa cành sâu bệnh và cành vô hiệu nằm khuất trong tán lá cho thông thoáng tán cây, để ánh nắng chiếu vào dễ dàng nhằm hạn chế ẩm độ cao.

Cắt tỉa hợp lý cũng giúp cho việc phun xịt thuốc phòng ngừa sâu bệnh được thuận lợi.

- Bón phân đầy đủ và cân đối, tránh bón thừa đạm.

Tăng cường một số vi lượng cho cây bằng cách phun qua lá loại phân bón lá: POLYFEED 15-15-30 vào giai đoạn trước khi cây ra nụ, để giúp cây tăng cường sức chống chịu với bệnh, tăng cường phân sự hóa mầm hoa, để có nhiều nụ hoa hơn, là điều kiện để tăng năng suất và chất lượng xoài.

- Vào giai đoạn xoài ra chồi non và nụ hoa quả non, nếu gặp điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều thì phải kịp thời phun phòng ngừa bằng THIO-M 500SC, với liều lượng pha: 250 ml thuốc/100 lít nước để phun ướt đều tán cây.

Lượng nước phun 600-800 lít/ha.

Có thể phối hợp THIO-M 500SC với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để làm tăng và kéo dài hiệu lực của thuốc.

- Trong giai đoạn nụ hoa quả non, nếu phát hiện xoài chớm bị bệnh, thì cần tiến hành phun thuốc 2 lần cách nhau 7-10 ngày.


Related news

Điểm mới canh tác lúa ở Sóc Trăng Điểm mới canh tác lúa ở Sóc Trăng

Cũng náo nức và khẩn trương không kém so với các nhóm nông dân khác của 12 tỉnh ĐBSCL, nhưng nhóm nông dân ở Khóm Vĩnh Mỹ A, phường 3, TX Ngã Năm (Sóc Trăng) lại có nét chuẩn bị rất riêng của họ…

Tuesday. September 1st, 2015
Hoài Xuân nỗ lực xây dựng nông thôn mới Hoài Xuân nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, xã Hoài Xuân (huyện Hoài Nhơn) đã tập trung thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), góp phần làm cho bộ mặt nông thôn địa phương có nhiều thay đổi tích cực, đời sống vật chất tinh thần của người dân từng bước được cải thiện…

Thursday. September 3rd, 2015
Khởi sắc Mỹ Thọ Khởi sắc Mỹ Thọ

Mỹ Thọ là xã Anh hùng, thuộc huyện Phù Mỹ. Những năm qua, Mỹ Thọ đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng quê hương ngày càng phát triển. “Từ xóa đói, giảm nghèo, rồi từng bước vươn lên khá giàu nhờ tập trung phát triển kinh tế nông-ngư nghiệp là 2 ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương”- ông Nguyễn Kim Trắc, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ, khẳng định.

Thursday. September 3rd, 2015
Góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn hoạt động Góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn hoạt động

Quỹ Tín dụng nhân dân (QTD) thị trấn (TT) Diêu Trì hoạt động trên địa bàn TT Diêu Trì và 2 xã Phước An, Phước Thành (huyện Tuy Phước). Hoạt động của QTD đã góp phần giúp các địa phương này phát triển, kinh tế bình quân hàng năm từ 12 - 15,3%, thu nhập bình quân đầu người từ 34,5 - 40 triệu đồng/năm.

Thursday. September 3rd, 2015
Phát hiện hàng loạt chất cấm tạo nạc Phát hiện hàng loạt chất cấm tạo nạc

Ngày 31.8, Bộ NN-PTNT đã công bố báo cáo kết quả kiểm tra bước đầu chất tạo nạc trong chăn nuôi heo sau khi có đề nghị của Chi cục Thú y TPHCM cũng như thông tin dư luận cho rằng các doanh nghiệp, chủ trang trại và nông dân đang sử dụng bừa bãi chất tạo nạc Sbutamol, gây hoang mang cho người tiêu dùng và làm rối thị trường.

Thursday. September 3rd, 2015