Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Bệnh Phó Thương Hàn Ở Lợn

Bệnh Phó Thương Hàn Ở Lợn
Ngày đăng: 09/07/2013

Là bệnh truyền nhiễm đướng tiêu hoá do vi khuẩn, thường chỉ gặp ở lợn con từ 1-3 tháng tuổi. Bệnh có khắp nơi và thường xảy ra rãi rác quanh năm, gây nhiều thiệt hại cho các cơ sở chăn nuôi sinh sản và lợn giống.

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do vi khuẩn thường hàn, vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong chuồng trại ở môi trường chăn nuôi, từ vài tuần đến 2-3 tháng.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh: từ 3-6 ngày.

Lợn bệnh thể hiện: thời kỳ đầu sốt cao (41-42°C), khi sốt lợn có các cơn run rẩy,đi lại chệnh choạng, ít ăn hoặc bỏ ăn, chỉ thích uống nước, sau thời kỳ sốt, lợn đi ỉa chảy dữ dội, phân lúc đầu táo sau lỏng, có màu xanh xám, đôi khi lẫn máu, mùi tanh khẳn.

Lợn con 1-2 tháng tuổi bị bệnh thể cấp tính, thường chết sau 3-4 ngày do mất nước.

Lợn bị bệnh thể mãn tính thì các triệu chứng nhẹ hơn, lợn lúc ỉa lỏng, lúc phân táo, gầy yếu và thiếu máu kéo dài, từ 1-2 tháng kết thúc, lợ cũng chết do kiệt sức.

Lợn nái mang thai bị nhiễm vi khuẩn không có triệu chứng bệnh, nhưng thường sẩy thai.

Bệnh tích

Niêm mạc ruột già hoại tử, bong từng mảng, van hồi manh tráng có các vết loét, có bờ và có hình cúc áo.

Cách lây lan

Bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá. Lợn ăn phải vi khuẩn có trong thức ăn và nước uống sẽ phát bệnh.

Bệnh chỉ gặp ở lơn con từ 1-3 tháng tuổi

Bệnh có thể lây nhiễm sang người

Phát hiện bệnh

Các dấu hiệu làm căn cứ xác định bệnh: Lợn con bị ỉa chảy kéo dài, gầy yếu và bị suy nhược dần, niêm mạc ruột gìa hoại tử , có các vết loét hình cúc áo ở van hồi vùng manh tràng.

Phòng bệnh

Tiêm vacxin phòng bệnh phó thương hàn cho lợn con: tiêm 2 lần: lần 1 khi lợn 18-20 ngày, lần 2 khi lợn 45 ngnày tuổi.

Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi.

Chống ô nhiễm nguồn nước và đảm bảo vệ sinh thức ăn.

Áp dụng các biện pháp xử lý lợn chết như tương tự như trong bệnh dịch tả lợn


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Sinh Sản Heo Nái Bệnh Sinh Sản Heo Nái

Chăn nuôi heo là nghề truyền thống, thịt heo chiếm 70% tổng các loại thịt. Do nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước đang tăng cao nhất là thịt heo nhiều nạc, nhưng dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và việc điều trị cũng khó khăn hơn trong đó có bệnh viêm tử cung ở heo nái sinh sản sau khi sanh.

04/01/2011
Không Dội Nước Lạnh Giảm Nóng Cho Heo Không Dội Nước Lạnh Giảm Nóng Cho Heo

Vào mùa hè nhiệt độ thường rất cao, heo thường hay có hiện tượng thở dốc. Có những hộ nuôi heo vì quá lo sợ heo bị nóng quá mà sinh bệnh nên đã dùng nước lạnh để dội cho heo với mong muốn sẽ giảm nóng cho heo, tuy nhiên họ không biết một điều rằng làm như vậy “lợi bất cập hại”.

05/06/2011
Các Nguyên Tắc Phòng Bệnh Cho Heo Các Nguyên Tắc Phòng Bệnh Cho Heo

Nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy muốn hạn chế được bệnh tật, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao. Người chăn nuôi cần lưu ý những việc sau

29/08/2011
Bệnh Viêm Vú Ở Lợn Nái Bệnh Viêm Vú Ở Lợn Nái

Viêm vú (Mastilis) là căn bệnh thường gặp ở lợn nái do bị viêm một hay nhiều tuyến vú gây nên bởi vi khuẩn hoặc bệnh thứ cấp từ căn bệnh khác mang lại. Xuất hiện ngay sau khi lợn đẻ hoặc có hiện tượng lâm sàng khoảng nửa ngày sau khi lợn đẻ

24/06/2011
Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Heo Nái Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Heo Nái

Nái tơ lên giống vào tháng tuổi thứ 6 đến tháng thứ 8 (trọng lượng khoảng 80 – 110kg) tuỳ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Tuy nhiên , tốt nhất chỉ nên phối giống khi nái trên 6 tháng tuổi và trọng lượng ít nhất 90kg.

01/01/2012