Kỹ thuật phối trộn thức ăn cho gia súc, gia cầm
1. YÊU CẦU CHUNG KHI PHỐI TRỘN THỨC ĂN TINH HỖN HỢP
- Cần có từ ba loại thức ăn trở lên. Càng có nhiều loại thức ăn trong thành phần càng tốt.
- Cần sử dụng tối đa các loại thức ăn sẵn có của gia đình.
- Các loại nguyên liệu thức ăn đem phối trộn phải đảm bảo chất lượng: Không bị ẩm mốc, sâu mọt, không bị hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục.
Rang đậu tương trước khi nghiền (Ảnh: SPERI-FFS)
- Một số nguyên liệu cần được sơ chế trước để dễ tiêu hóa. Ví dụ: Đậu tương phải rang chín; vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền.
- Các nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn phải được nghiền nhỏ.
- Phải căn cứ vào số lượng vật nuôi và mức ăn của chúng mà tính toán lượng thức ăn cần phối trộn, không phối trộn khối lượng quá lớn sẽ giảm chất lượng do bảo quản lâu.
- Tận dụng được các nguyên liệu thức ăn sẵn có ở địa phương đế giảm giá thành.
- Thức ăn tinh phối trộn phải rẻ, dễ sử dụng và dễ bảo quản.
Cân nguyên liệu theo định lượng (Ảnh SPERI-FFS)
Trộn đều nguyên liệu đã cân (Ảnh SPERI-FFS)
2. CÁCH PHỐI TRỘN THỨC ĂN
- Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền nhà khô, sạch hoặc gạch lát theo thứ tự: Loại nhiều đổ trước, loại ít đố sau. Đối với các loại nguyên liệu có khối lượng ít (như khoáng, vitamin...). phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám để tăng khối lượng sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác để bảo đảm phân bố đều trong hỗn hợp thức ăn.
- Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều (cho đến khi hỗn hợp thức ăn có màu sắc đồng nhất), sau đó đóng thức ăn vào bao, khâu kín lại.
- Đặt bao thức ăn lên giá kê cách tường và nền nhà, không để vào chỗ quá kín hoặc ẩm ướt.
1. Các nguyên liệu dạng bột được đổ ra trên sân theo thứ tự nhiều trước, ít sau
2. Thêm chất độn cho các nguyên liệu có khối lượng nhỏ
3. Trộn đều nguyên liệu đóng bao
4. Sắp xếp các bao thức ăn trên giá kê
3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG THỨC PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO LỢN
Bảng: Công thức phối trộn thức ăn cho lợn cái hậu bị giống nội và F1 (ngoại x nội)
Nguyên liệu | Tỷ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn, (tính cho 100kg thức ăn) | ||
Lợn 10 - 30 kg | Lợn 31 - 60 kg | Lợn 61 kg trở lên | |
Bột sắn (kg) | 10 | 15 | 15 |
Bột ngô (kg) | 47 | 45 | 42 |
Cám gạo (kg) | 20 | 22 | 28 |
Đậu tương rang (kg) | 16 | 13 | 10 |
Bột cá (kg) | 6 (**) | 4 (*) | 4 (*) |
Bột vỏ sò (kg) | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Muối ăn (kg) | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Giá trị dinh dưỡng | |||
NLTĐ (Kcal/kg TĂ) | 3,039 | 3,027 | 2,979 |
Đạm thô (%) | 17,45 | 13,99 | 13,27 |
Ghi chú (**) bột cá có tỷ lệ đạm 60%; (*) bột cá nhạt có tỷ lệ đạm 45%.
(Nguồn: Kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ - NXB Nông nghiệp, 2007)
Lợn cái lai hậu bị
Bảng: Các công thức (CT) phối trộn thức ăn cho lợn nái chửa và nái nuôi con
Nguyên liệu | Tỷ lệ phối trộn (tính cho 100 kg thức ăn) | |||
Lợn nái chửa | Lợn nái nuôi con | |||
CT 1 | CT 2 | CT 1 | CT 2 | |
Bột sắn (kg) | 10 | - | ||
Ngô (kg) | 25 | 30 | 52 | 50 |
Tấm (kg) | 23 | 30 | - | 15 |
Cám gạo (kg) | 25 | 25 | 28 | 15 |
Khô dầu đậu tương (kg) | 13 | - | 12 | - |
Khô lạc nhân (kg) | - | 6 | - | 10 |
Bột xương (kg) | 3 | 3,5 | 3 | 3 |
Bột cá nhạt (45% đạm) (kg) | 5 | 3 | 5 | |
Bột vỏ sò (kg) | 0,5 | - | 1,5 | 1,5 |
Muối ăn (kg) | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Giá trị dinh dưỡng | ||||
NLTĐ (Kcal/kg) | 2.896 | 2.915 | 3.058 | 3.037 |
Đạm thô(%) | 13,62 | 13,55 | 14,84 | 14,87 |
Bảng: Giới hạn tỷ lệ tối đa nguyên liệu trong phối chế thức ăn cho lợn nái nuôi con
Nguyên liệu | Tối đa | Nguyên liệu | Tối đa |
Ngô hạt | 60% | Khô đậu tương | 20% |
Gạo, tấm | 25% | Hạt đậu tương | 25% |
Cám gạo | 30% | Khô dầu lạc | 10% |
Bột sắn ngô | 25% | Khô dầu dừa | 5% |
Rỉ mật | 5% | Bột cá có tỷ lệ đạm 60% | 5% |
Nguyên liệu phối trộn thức ăn
Bảng: Các công thức (CT) phối trộn thức ăn cho lợn lai nuôi thịt
Nguyên liệu | Tỷ lệ phối trộn theo trọng lượng lợn, (tính cho 100kg thức ăn) | |||||||
Lợn 10 - 30 kg | Lợn 31 - 60 kg | Lợn 61 kg trở lên | ||||||
CT 1 | CT 2 | CT 3 | CT 1 | CT 2 | CT 3 | CT 1 | CT 2 | |
Bột sắn (kg) | - | 10 | 8 | 10 | - | 16 | 21 | 10 |
Bột ngô (kg) | 33 | 23,5 | 42,5 | 28 | 44 | 31,5 | 26,8 | 45 |
Tấm (kg) | 33 | 27 | 18 | 10 | 17 | - | 5 | 15 |
Cám gạo (kg) | 5 | 8 | - | 24 | 15 | 23 | 25 | 9,5 |
Bột đậu tương (kg) | 13 | 17 | 18 | 25,5 | 13,5 | 27 | 17 | 12 |
Khô dầu đậu tương (kg) | - | 8 | - | - | - | - | - | |
Khô dầu lạc (kg) | 9 | - | 7 | - | 5,5 | - | 3 | 4 |
Bột cá (kg) | 4,5 | 5 | 5 | - | 3 | - | - | 2,5 |
Bột xương (kg) | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | - | - | 1,5 |
Bột vỏ sò (kg) | 1 | - | - | 1 | - | 2 | 1,7 | - |
Muối ăn (kg) | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Giá trị dinh dưỡng NLTĐ (Kcal/kg) | 3.065 | 3.068 | 3.100 | 2.986 | 2.985 | 2.985 | 2.950 | 2.996 |
(Nguồn: Kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ - NXB Nông Nghiệp, 2007)
Bảng: Công thức phối trộn thức ăn cho lợn con tập ăn đến cai sữa (tính cho 100kg thức ăn)
Công thức 1 | Công thức 2 | ||
Nguyên liệu | Tỷ lệ (%) | Nguyên liệu | Tỷ lệ (%) |
Bột ngô (kg) | 48 | Ngô nổ bỏng nghiền bột | 45 |
Tấm nghiền (kg) | 15 | Gạo nổ bỏng nghiền bột | 18 |
Cám gạo mịn loại 1 (kg) | 5 | Cám gạo mịn loại 1 (kg) | 5 |
Đậu tương rang (kg) | 25 | Đậu tương rang (kg) | 24 |
Bột cá có tỷ lệ độ đạm 60% (kg) | 5 | Bột cá có tỷ lệ độ đạm 60% (kg) | 6 |
Bột xương (kg) | 1 | Bột xương (kg) | 1 |
Bột vỏ sò (kg) | 1 | Bột vỏ sò (kg) | 1 |
Giá trị dinh dưỡng | |||
NLTĐ (Kcal/kg TĂ) | 2.914 | NLTĐ (Kcal/kg TĂ) | 3.000 |
Đạm thô (%) | 19,28 | Đạm thô (%) | 19,60 |
(Nguồn: Kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ - NXB Nông Nghiệp, 2007)
4. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG THỨC PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO GÀ
Bảng: Công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho gà các giai đoạn tuổi khác nhau
Loại nguyên liệu | Gà từ 1 - 60 ngày tuổi (tỷ lệ %) | Gà từ 61 - 150 ngày tuổi (tỷ lệ %) | Gà đẻ (tỷ lệ %) |
Ngô vàng xay | 46 | 40 | 45 |
Cám gạo | 17 | 23 | 16 |
Tấm gạo | 5 | 6 | 5 |
Khô dầu đậu, lạc | 8 | 7 | 7 |
Tấm nghiền | 0 | 4 | 0 |
Bột cá nhạt | 10 | 8 | 10 |
Đậu tương rang | 12 | 9 | 12 |
Bột sò | 1 | 2 | 3 |
Premix vitamin | 0,5 | 0,5 | 1 |
Premix khoáng | 0,5 | 0,5 | 1 |
(Nguồn: Chu Đức Hà - Viện Di truyền Nông Nghiệp)
Gà thả vườn sử dụng thức ăn tự phối chế
Mô hình nuôi gà Lương Phượng
Bảng: Công thức phối trộn thức ăn cho gà hướng trứng
Nguyên liệu | Gà con 0 - 6 tuần tuổi (% nguyên liệu) | Gà dò trên 6 - 20 tuần tuổi (% nguyên liệu) | Gà đẻ (% nguyên liệu) | |
Công thức 1 | Công thức 2 | |||
Ngô | 45 | 61 | 50 | 54 |
Gạo lứt | 15 | - | 9,5 | 7,5 |
Cám gạo loại 1 | - | 5 | - | - |
Khô dầu lạc nhân | 17 | - | 8 | 10 |
Khô dầu lạc bánh | 12 | 26 | 17 | 13 |
Bột cá nhạt (45% đạm) | 8 | 5 | 6 | 7 |
Bột thịt xương | - | - | 3 | 2 |
Bột xương (hoặc bột đá, bột vỏ sò,...) | 2,5 | 2,5 | 6 | 6 |
Premix vitamin và khoáng | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Cộng | 100 | 100 | 100 | 100 |
(Nguồn: Nuôi gà đẻ trứng nâu Gôn Lai 54, NXB, Nông nghiệp, 1991)
5. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG THỨC PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO BÒ
Lợi dụng hệ tiêu hóa của bò có sự hoạt động của hệ vi sinh vật, khi phối trộn thức ăn cho bò, một sổ nguyên liệu sẵn có và giá thành rẻ hơn như bột sắn khô được sử dụng với tỷ lệ cao và phối hợp với rỈ mật, urê để giảm giá thành hỗn hợp mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về năng lượng, hàm lượng đạm thô cho bò. Dưới đây là một số công thức phối hợp thức ăn cho bò thịt để tham khảo.
Bảng: Một số công thức (CT) phối trộn thức ân cho bò thịt dựa trên nền bột sắn (tính theo tỷ lệ % hoặc kg của nguyên liệu)
Nguyên liệu | CT 1 | CT 2 | CT 3 | CT 4 |
Bột sắn khô | 80 | 60 | 58,7 | 70 |
Bột ngô hoặc tấm | 0 | 25 | 9,1 | 9,9 |
Cám gạo | - | - | 16,2 | - |
Khô dầu lạc hoặc đậu tương | 12 | 7 | 4,7 | 6,7 |
Bột cá (hàm lượng muối nhỏ hơn 15%) | - | - | 1,8 | 3,1 |
Rỉ mật | 5 | 5 | 5,5 | 5,8 |
Urê | 1,0 | 1,0 | 2,4 | 2,7 |
Muối ăn | 1,0 | 1,0 | 0,8 | 0,9 |
Bột xương | 1,0 | 1,0 | 0,8 | 0,9 |
Cộng | 100 | 100 | 100 | 100 |
(Nguồn: Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò thịt - Cục KNKL, 2003)
Các công thức phối trộn trên có hàm lượng dinh dưỡng: Năng lượng trao đổi từ 2.800 - 2.900 Kcal/1 kg VCK; hàm lượng protein thô từ 15 -17%.
Bò được vỏ béo bằng thức ăn tự phối trộn
Bảng: Một số công thức phối trộn thức ăn cho bò sữa
Nguyên liệu | Công thức 1 (kg) | Công thức 2 (kg) |
Bột sắn khô | 10 | 30 |
Bột ngô | 30 | 10 |
Cám gạo (hoặc tấm) | 35 | 25 |
Khô dầu các loại | 10 | 20 |
Bột cá (hàm lượng muối nhỏ hơn 15%) | 10 | - |
Bột thân, lá lạc | - | 10 |
Rỉ mật | - | 2 |
Urê | 0,5 | 0,5 |
Muối ăn | - | 1 |
Bột xương (hoặc bột sò) | 4 | 1 |
Premix khoáng và vitamin | 0,5 | 0,5 |
Cộng | 100 | 100 |
(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi bò sữa nông hộ - NXB. Nông nghiệp, 2003)
Có thể bạn quan tâm
Các loại nguyên liệu thức ăn đem phối trộn phải đảm bảo chất lượng: Không bị ẩm mốc, sâu mọt, không bị hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục.
Chọn được công thức phối trộn đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của gia súc, gia cầm với chỉ phí thấp nhất.
Thức ăn đã phối trộn phải được bảo quản ở nơi khô, mát, có mái che, cần kê cao để tránh bị nhỉễm nấm mốc gây bệnh.