Bệnh Mốc Đen Lá

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại trên lá già và ở mặt dưới lá. Sau đó bệnh lan dần lên các lá trên. Vết bệnh lúc đầu nhỏ tròn, sau đó lan dần ra bất động, làm bên dưới mặt lá có màu đen, bệnh nặng làm toàn bộ lá có lớp bụi đen, lá bị vàng và rụng.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Cladosporium fulvum gây ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Trồng các giống mới kháng bệnh.
- Tạo điều kiện thông thoáng cho ruộng cà.
- Tiêu hủy các cây bị bệnh.
- Phun trị bằng các loại thuốc Copper B 75 WP, TOPAN 70 WP, Score 250 EC, Tilt 250 EC, ... nồng độ 0,2 - 0,4%
Có thể bạn quan tâm

2Lúa xin giới thiệp phương pháp trồng Cà Tím. Do cà tím cho thời gian thu hoạch dài tùy theo sự chăm sóc và độ màu mỡ của chân đất, nên cắm chà để giúp cho cây đứng vững, trái không chạm đất và dễ chăm sóc, thu hoạch

Hai địa danh nổi tiếng nhất VN về việc trồng được giống cà rất ngon là làng Láng hay còn gọi là làng An Lãng, huyện Cầu Giấy, Hà Nội (làng Láng còn nổi tiếng về loại rau thơm hay được gọi là rau húng Láng) và huyện Cái Sắn, Kiên Giang ở miền Nam

Bệnh thường gây hại trên cây đã trưởng thành hoặc đang mang trái. Đầu tiên là các lá ngọn bị héo vào buổi trưa, và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn không còn khả năng hồi phục

2Lúa xin giới thiệu Quý bà con kỹ thuật trồng Cà Chua. Cà chua trồng được trên nhiều loại đất song thích hợp nhất vẫn là trên đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Cà chua trồng tốt trên đất lúa hay trồng sau vụ bắp cải, dưa leo, hành tây và những loại cây bòn nhiều phân hữu cơ, phân đạm. Đất có pH 6.0-6.5, đất chua hơn phải bón thêm vôi.

Bệnh thường gây hại cây con trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Vết bệnh thường gây hại ở phần gốc ngay trên mặt đất, nấm tấn công vào gốc làm gốc cây bị thối nhũn và cây bị gãy gục, phần cây bên trên vẫn còn tươi xanh. Sau khi cây gãy gục phần trên mới bị héo đi