Bệnh Mốc Đen Lá

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại trên lá già và ở mặt dưới lá. Sau đó bệnh lan dần lên các lá trên. Vết bệnh lúc đầu nhỏ tròn, sau đó lan dần ra bất động, làm bên dưới mặt lá có màu đen, bệnh nặng làm toàn bộ lá có lớp bụi đen, lá bị vàng và rụng.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Cladosporium fulvum gây ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Trồng các giống mới kháng bệnh.
- Tạo điều kiện thông thoáng cho ruộng cà.
- Tiêu hủy các cây bị bệnh.
- Phun trị bằng các loại thuốc Copper B 75 WP, TOPAN 70 WP, Score 250 EC, Tilt 250 EC, ... nồng độ 0,2 - 0,4%
Related news

Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết. Trên mặt vết bệnh có các sợi nấm màu nâu sẫm, phân nhánh thẳng góc

Công nghệ ghép cà chua trên gốc cà tím EG203 và kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ của Viện Nghiên cứu Rau quả đã được áp dụng thành công vào sản xuất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu này để bà con tham khảo và áp dụng

Cà tím là một loại rau khá quen thuộc ở nước ta. Bên cạnh rệp sáp hại trái non, sâu đục trái, bệnh thối trái... thì nhện đỏ cũng là một đối tượng gây hại tương đối nhiều cho cây cà (tùy theo vùng và mùa vụ trong năm) đôi khi khá trầm trọng, làm cho bộ lá của cây cà mất mầu xanh, bị bạc trắng, vàng úa rồi trút rụng sớm

Ngoài sâu xám, rệp sáp, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm nâu, bệnh sương mai... cây cà tím còn bị sâu đục trái thường xuyên gây hại

2Lúa xin giới thiệu phương pháp trồng Cà Chua. Cây cà chua có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ Đông ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Trung Bộ. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc có thể gieo trồng từ tháng 9, tháng 10, kết thúc thời vụ trước tháng 12.