Bệnh hại chính trên ớt
Bệnh chết cây con
+ Nguyên nhân: Bệnh do nhiều loại nấm sinh sống và gây hại trong đất như Rhizoctonia solani, Pythium, Fusarium, Phytophthora spp.
+ Triệu chứng: Bệnh xảy ra trong giai đoạn cây con, triệu chứng dễ nhận diện do phần thân cây tiếp giáp với mặt đất bị thối khô có màu nâu đen, cây bị bệnh không đứng thẳng mà ngả sang một bên, lá rũ, còi cọc và chết.
Bệnh chết cây con thường thấy khi ẩm độ và nhiệt độ cao. Bệnh thường xuất hiện khi gieo quá dày, tưới nước quá nhiều nhất là khi gieo hạt mùa mưa mà không có giàn che.
+ Phòng trừ:
- Không lập vườn nơi quá ẩm ướt không thoát nước tốt hay vườn tối, không đủ ánh sáng, nên làm giàn có mái che.
- Đất vườn ươm phải xử lý trước khi gieo như xử lý vôi, đốt rơm rạ, phơi nắng trước khi trồng…
- Nên bón phân hữu cơ đã hoai mục, hạn chế bón nhiều phân hóa học nhất là đạm.
- Luân canh với các cây trồng khác họ cà (cà, ớt, khoai tây...) để diệt nguồn bệnh.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo: Trộn 10 gr thuốc Carbenzim 50WP trong 1 kg hạt giống hay ngâm hạt vào dung dịch nước thuốc với nồng độ 0,1% (pha 1 gr thuốc/1 lít nước) trong 1 - 2 giờ.
- Phun thuốc hoá học: Khi thấy cây chớm bệnh phải phun thuốc trừ bệnh ngay, có thể sử dụng các loại thuốc sau: Carbendazim 500 FL, Mexyl MZ 72WP, Alpine 80WP. Nếu cây nhiễm bệnh nặng 5 - 7 ngày phun một lần.
Bệnh đốm lá (đốm mắt cua, đốm mắt cua)
+ Nguyên nhân: Do nấm Cercospora capsici.
+ Triệu chứng: Đốm bệnh trên lá có dạng đặc trưng hình tròn, viền nâu đậm, tâm màu xám nhạt, bệnh xuất hiện rải rác, nếu nặng vết bệnh lan rộng, liên kết lại khiến lá cháy thành từng mảng lớn, khô và rụng. Ngoài lá vết bệnh còn thấy xuất hiện trên thân, cuống hoa.
Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm, nhiệt độ càng cao, lây nhiễm càng nhanh, đất ẩm, trời nhiều sương mù thuận lợi cho bệnh phát triển. Trên ruộng, bệnh có thể phát hiện được sau khi nhiễm 2 - 3 ngày.
Bệnh thường gặp trên các cây ớt già, cây giai đoạn bén rễ hồi xanh. Cây ớt mạnh khỏe ít bị bệnh.
+ Phòng trừ:
- Thu dọn và tiêu hủy tàn dư thực vật sau thu hoạch, cày lật đất sớm (do nầm có thể tồn tại trong đất và tàn dư thực vật trong cây bệnh).
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục nhất là phân lân và kali để cây khoẻ.
- Ngắt bỏ lá bệnh vì bào tử sẽ hình thành trên nấm bệnh sau 5 - 7 ngày.
- Luân canh với cây khác họ cà như nói trên.
- Dùng hạt giống sạch bệnh.
- Nếu có thể nên tưới vào buổi sáng để lá khô nhanh, cần chú ý hạn chế thời gian ẩm của lá.
- Phun thuốc hoá học: Có thể dùng các loại thuốc đặc trị như Alpine 80WP, Mexyl MZ 72WP, Dipomate 80WP. Bệnh nặng phun 5 - 7 ngày/lần.
Bệnh thán thư
+ Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides.
+ Triệu chứng: Bệnh thán thư khá phổ biến trên ớt, lúc ớt còn trên ruộng hay sau khi thu hoạch. Bệnh có thể xảy ra trên lá nhưng thường thấy trên trái ớt non và ớt chín.
Trên trái vết bệnh mới đầu chỉ là một chấm nhỏ, sau lan rộng rất nhanh, vết bệnh lõm xuống và có thể thấy các vòng tròn đồng tâm.
Bệnh thán thư thường xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều, ẩm độ cao, sáng nắng, chiều mưa. Mầm bệnh nằm trong hạt, tàn dư cây trồng, dụng cụ thu hoạch và tồn trữ.
+ Phòng trừ :
- Sau thu hoạch, thu dọn tàn dư cây trồng, tiêu hủy.
- Luân canh.
- Tránh gây tổn thương trái khi thu hoạch, loại bỏ trái bệnh.
- Dùng giống sạch bệnh, không dùng hạt ở trái bệnh để làm giống. Xử lý hạt giống bằng nước nóng 2 sôi, 3 lạnh.
- Phun thuốc hoá học: Có thể dùng các thuốc đặc trị như Carbenzim 50WP, 500FL, Thio M 70WP, 500FL, Mexyl MZ 72WP.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này, người dân nhiều xã ở huyện miền núi Pác Nặm (Bắc Kạn) đang vào vụ thu hoạch gừng. Sau gần ba năm đưa vào trồng thử nghiệm và phát triển trên diện rộng, cây gừng đã từng bước khẳng định được giá trị kinh tế và mang lại cho người nông dân nguồn thu đáng kể.
Mặc dù điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn do hạn hán song lạc L14 qua phục tráng cho năng suất thực tế đạt 22,23 tạ/ha, tăng 4,5 tạ/ha so với giống lạc L14 sản xuất đại trà.
Niên vụ 2015 – 2016, vùng mía Lam Sơn trồng 12.776 ha mía nguyên liệu, tăng 116 ha so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 62 tấn/ha, tăng 4 tấn/ha. Dự kiến từ ngày 5 đến 9-12-2015, vùng mía Lam Sơn sẽ bước vào thu hoạch mía nguyên liệu niên vụ 2015 – 2016.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân thị trấn Mỹ Luông (An Giang) đã chuyển đổi 30 ha đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang vườn.
Với gần 20 ha cam, quýt các loại như: cam lòng vàng CS1, V2, cam canh, quýt ôn châu, mỗi năm gia đình anh Bùi Việt Bách, khu 3, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong thu nhập tiền tỷ và giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương.