Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kết Quả Mô Hình Sản Xuất Rau Theo Quy Trình VietGAP Tại Hóc Môn

Kết Quả Mô Hình Sản Xuất Rau Theo Quy Trình VietGAP Tại Hóc Môn
Ngày đăng: 23/04/2012

Sản xuất theo quy trình VietGAP hiện là một trong những chương trình trọng điểm của Ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, phù hợp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình. Chính vì thế họ đòi hỏi khắt khe những sản phẩm sản xuất ra phải thật sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp và tiện sử dụng...

Nhằm báo cáo kết quả thực hiện mô hình sản xuất rau theo quy trình VietGAP tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, ngày 12/4/2012 Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tổ chức lượng giá mô hình trình diễn Trồng rau (dưa leo, bí xanh) vụ Đông – Xuân 2012 với quy mô 5 ha/11 hộ tại 2 xã Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Tham dự có Ông Võ Ngọc Đẹp – PGĐ Trung tâm Khuyến nông, đại diện phòng ban Trung tâm, Trạm Khuyến nông Hóc Môn, đại diện Hội Nông dân các xã và hơn 20 nông dân tham gia sản xuất tại địa phương.

Sau 5 tháng (tháng 10/2011 - 3/2012) thực hiện, do sử dụng giống tốt F1, bón phân cân đối, hợp lý và phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên các mô hình đã đạt được những kết quả khả quan. Năng suất bình quân đạt cao: Dưa leo 29 tấn/ha, bí xanh 42 tấn/ha với giá bán hiện 6.000 đồng/kg thì lợi nhuận đem lại đạt khá cao từ 70 - 73 triệu/ha/vụ, chất lượng trái đẹp đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Người dân đánh giá cao mô hình này do phù hợp với yêu cầu của ngành nông nghiệp hiện nay. Ngoài ra, khi tham gia mô hình người nông dân đã hiểu và nắm bắt được kỹ thuật canh tác, biết áp dụng kỹ thuật phun thuốc 4 đúng, giảm số lần phun thuốc, không sử dụng nhiều phân hóa học, ưu tiên dùng các sản phẩm sinh học và 100% hộ tham gia ghi chép đầy đủ nhật ký đồng rộng dù lúc đầu còn lúng túng và sai sót.

Được biết, qua tham gia thực hiện có 13 hộ (11 hộ tham gia mô hình, 2 hộ nhân rộng) hoàn thành hồ sơ đăng ký chứng nhận trồng rau theo quy trình VietGAP, trong đó 01 hộ đã được cấp giấy chứng nhận, các hộ còn lại chờ kết quả thẩm định của cơ quan chức năng.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá… Không Cho Ăn Mô Hình Nuôi Cá… Không Cho Ăn

Từ năm 2011, mô hình nuôi cá không cần cho ăn hình thành ở sông La Ngà (huyện Định Quán), Đồng Nai, đến nay đã có nhiều gia đình ứng dụng cách làm này.

11/08/2014
Thu Nhập Khá Từ Bán Tôm Cá Bắt Bằng Lưới Bát Quái Thu Nhập Khá Từ Bán Tôm Cá Bắt Bằng Lưới Bát Quái

Ông Tuệ chia sẻ, với 20 lưới bát quái đặt dọc kênh mương, một ngày 2 lần cất dỡ lưới, bình quân mỗi ngày ông thu được trên dưới 10kg thủy sản các loại như cá, tôm, cua, lươn, trạch, thậm chí cả rắn và ếch cũng sa lưới. "Vào mùa động nước như mùa mưa hoặc mùa gặt thì có khi thu được cả 30 - 40 cân các loại thủy sinh là bình thường”, ông Tuệ cho hay.

11/08/2014
Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Tại Chư Jút Vai Trò Quan Trọng Của Công Tác Khuyến Nông Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Tại Chư Jút Vai Trò Quan Trọng Của Công Tác Khuyến Nông

Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Đắk D’rông đã có thu nhập cao từ việc đưa giống đậu nành DT 26 mà Trạm Khuyến nông huyện giới thiệu.

11/08/2014
Quảng Sơn Giúp Nông Dân Làm Ăn Có Hiệu Quả Quảng Sơn Giúp Nông Dân Làm Ăn Có Hiệu Quả

Theo ông K’Siêng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Sơn thì toàn xã hiện có 646 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ở 13 chi hội. Thời gian qua, để nâng cao kiến thức cho hội viên trong quá trình sản xuất, Hội đã chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy nghề theo nhu cầu của nông dân.

11/08/2014
Ông Chiến Nuôi Thỏ Thành Công Ông Chiến Nuôi Thỏ Thành Công

Gần một năm nay, ông Lê Công Chiến (SN 1951) ngụ ở ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông thành công với việc nuôi thỏ. Với 4 dãy chuồng, mỗi dãy dài trên 2,5m, ngang hơn 1,5m và cao 0,5m, vào tháng 10/2013, ông nuôi 20 con thỏ giống (17 con thỏ cái và 3 con thỏ đực). Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.

11/08/2014