Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Bệnh Giun Chỉ Ở Vịt

Bệnh Giun Chỉ Ở Vịt
Ngày đăng: 29/12/2011

Bệnh giun chỉ ở vịt hay còn gọi là giun bìu, có tên khoa học là Avisoerpels Taiwana thường khiến vịt chậm phát triển, tiêu tốn thức ăn, phẩm chất thịt không đẹp mắt, mất giá... Chúng giống như những sợi chỉ nhỏ dài khoảng 1,2-8cm, ngang khoảng 0,08- 0,15mm, đằng trước và đằng sau thu nhỏ. Ký sinh trùng ký sinh ở vịt đẻ từ 3 - 8 tuần tuổi. Tỷ lệ vịt nhiễm ở độ tuổi này có khi chiếm 60 - 80%. Bệnh thường gặp vào mùa hè ở những vùng có nhiệt độ nóng bức.         

Giun chỉ ký sinh trong mô dưới da, tập trung ở vùng dưới hai hàm dưới và gây viêm tạo thành các tổ chức với các mô xung quanh thành thực quản và dày lên như một khối u. Với mắt thường ta cũng dễ dàng quan sát thấy từ xa hoặc dùng tay nắn khu vực vùng giữa hai hàm dưới ta cũng có thể thấy cục cứng, có khi chúng chiếm hết cả vùng hầm dưới xuống đến cổ. Nếu mổ khối u này ra, ta có thể thấy nhiều con giun quấn lại với nhau thành từng búi, màu trắng hồng. Dùng tay có thể bóc tách loại bỏ cả tổ chức ký sinh trùng. Bệnh gây tử vong cho vịt khoảng 10%, nhưng phần lớn là chèn ép vùng họng, khiến ăn uống kém, khó tìm kiếm thức ăn, thiếu máu và vịt chậm lớn hẳn so với con cùng đàn.

Một cách chữa loại bệnh này rất đơn giản và mang lại hiệu quả cao là tiêm vào ổ ký sinh trùng mỗi con 2ml dung dịch thuốc tím KMnO4 0,5%; dung dịch Iodine 1% hoặc dung dịch Natri chloride NaCl 5%. Ký sinh trùng sẽ chết và nốt sưng sẽ biến mất sau 7- 10 ngày. Có thể chữa bằng các loại thuốc tẩy giun tròn thông thường khác như Mebendzol 10% dùng với liều 1g thuốc dùng cho 2kg thể trọng. Levamysol 7,5% tiêm dưới da 1ml/2kg thể trọng. Chích xung quanh túi giun hoặc tiêm thẳng vào ổ ký sinh trùng 1- 2ml/con. Ngoài ra, còn cách chữa dân gian là mổ loại bỏ khối u và bóc tách hết tất cả ký sinh trùng, sau đó sát trùng tốt vết thương bằng các loại thuốc sát trùng và bột kháng sinh.


Có thể bạn quan tâm

Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô Hoàn Thiện Qui Trình Sinh Sản Nhân Tạo Cá Hô

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.

25/07/2013
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Đẻ Chạy Đồng Kỹ Thuật Nuôi Vịt Đẻ Chạy Đồng

Sau đó cho vịt ăn giảm để cầm xác khoảng 1-2 tháng khi nào muốn cho vịt đẻ lại (lúc giá trứng cao hoặc giá thức ăn thấp, hoặc có đồng chăn thả) thì bổ sung khẩu phần tốt, vịt sẽ đẻ lại cùng lúc, tỷ lệ đẻ nâng dần lên. Điều này giúp lượng trứng sản xuất tập trung, thuận tiện cho việc chăm sóc bổ sung chất khi vịt đẻ trở lại, tiết kiệm chi phí trong giai đoạn vịt thay lông.

31/01/2013
Vịt Đẻ Bị Liệt Cả Hai Chân Lăn Ra Chết Vịt Đẻ Bị Liệt Cả Hai Chân Lăn Ra Chết

Nhiều con trong đàn đi lại không được, thể thần kinh ngoẹo đầu, bại liệt cả 2 chân và sệ cánh do vi khuẩn tập trung trong các khớp, bao hoạt dịch, trong tai hoặc đỉnh sọ nên vịt bị viêm các khớp đùi, đầu gối, cánh, viêm màng não...

28/08/2013
Thụ Tinh Nhân Tạo Ngang Vịt Thụ Tinh Nhân Tạo Ngang Vịt

Giảm được chi phí để nuôi con đực, nếu tự giao phối thì 1 con đực chỉ ghép được 4 – 5 con cái, nhưng thụ tinh nhân tạo 1 con đực thụ tinh được bình quân 20 – 25 con mái, có thời điểm thụ tinh được 40 – 50 con cái và như vậy giảm được chi phí khoảng 5 – 7%

31/01/2013
Thâm Canh Giống Vịt CV Super M Thâm Canh Giống Vịt CV Super M

Đây là phương thức nuôi tiên tiến, có thể nuôi vịt quanh năm, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, thuận tiện cho việc bố trí sản xuất quy mô lớn. Muốn đạt năng suất cao phải chú ý từng khâu kỹ thuật. Theo phương thức này vịt được nuôi 7-8 tuần là giết thịt.

09/07/2013