Kỹ Thuật Nuôi Vịt Con (0-8 Tuần Tuổi) Giống Chuyên Thịt
Điều kiện chuồng nuôi, trang thiết bị
Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Độn chuồng bằng trấu, phoi bào hoặc rơm, rạ khô không bị hôi, mốc.
Thường xuyên bổ xung thêm chất độn chuồng. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để nhốt và nuôi vịt như: vây, ràng hoặc cót, máng ăn, uống hoặc mẹt tre, tấm nilon thay cho máng ăn hoặc máng uống làm sao khi cho vịt ăn tất cả đều được ăn uống. Thường xuyên phải vệ sinh máng ăn, máng uống, chuồng trại và sân chơi. Nhiệt độ chuồng nuôi 5 ngày đầu đảm bảo 28-32oC sau đó giảm dần đến ngày thứ 10 trở đi đạt 22-26oC.
1.Ánh sáng
Vịt con cần chiếu sáng 24 giờ/ngày ở 2 tuần đầu, sau đó 18 giờ/ngày, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên.
2.Thức ăn
Thức ăn đảm bảo chất lượng:
- Protein: 20-22%
- Năng lượng trao đổi: 2850-2950 Kcal/kg.
Nếu nuôi vịt thương phẩm từ 29 ngày tuổi đến khi giết thịt thức ăn đảm bảo:
- Protein: 17-18%
- Năng lượng trao đổi: 2900-3100 Kcal/kg.
Có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên hoặc dùng gạo lật nấu cơm (giai đoạn vịt nhỏ), thóc luộc, ngô bung, thóc sống (giai đoạn vịt lớn) trộn với bột cá, đỗ tương, Premik VTM, khoáng hoặc mồi tươi như tôm, tép, cá, cua, ốc, giun đất, don dắt,... Có thể sử dụng bổ sung hoặc thay thế thêm rau xanh, bã bia cho vịt ăn.
Vịt nuôi thương phẩm cho ăn tự do, nên kết thúc ở 7-8 tuần tuổi (giết thịt hoặc xuất bán).
Nuôi vịt bố mẹ sinh sản ngày đầu cho ăn 5g/con/ngày, sau đó mỗi ngày cộng thêm 5g đến 28 ngày tuổi. Từ 29 - 56 ngày tuổi cho ăn 140g/con/ngày.
Vịt giống kết thúc ở 8 tuần chọn vịt chuyển lên hậu bị. Khối lượng vịt giống ở 56 ngày tuổi khống chế trong khoảng 1,8-2,2 kg là tốt nhất.
Chọn vịt để tỷ lệ đực mái là 1/4 - 1/5.
Có thể bạn quan tâm
Trứng vịt để ấp phải có vỏ sạch sẽ, không sần sùi, không có mầm vôi trên vỏ trứng, không có vết rạn nứt, những vết bẩn nhỏ do dính phấn hoặc đất phải chùi khô, hình dáng trứng cân đối, không được quá tròn, quá dài hoặc méo mó, trọng lượng trứng phải đạt tiêu chuẩn: vịt ta 62-58g, vịt Bắc Kinh 70-90g.
Vịt cỏ là một trong những giống vịt nuôi lâu đời nhất và phổ biến nhất ở nước ta. Vịt cỏ có nguồn gốc từ vịt trời được thuần hoá tự nhiên.
Bệnh giun chỉ ở vịt hay con gọi là bệnh u bướu vịt gây ra bởi Avioserpen Taiwana. Đây là một loại ký sinh trùng khu trú dưới da cổ, hầu, đùi… của vịt tạo thành các khối u. Chính điều này làm cho vịt chậm lớn, còi cọc do mất chất dinh dưỡng, đồng thời với những khối u to dưới hầu, cổ chèn ép làm vịt khó thở, khó tiêu hoá, các trường hợp nặng có thể dẫn đến chết. Bệnh thường gặp vào mùa hè, lưu hành ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Đài Loan…
Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.
Sau đó cho vịt ăn giảm để cầm xác khoảng 1-2 tháng khi nào muốn cho vịt đẻ lại (lúc giá trứng cao hoặc giá thức ăn thấp, hoặc có đồng chăn thả) thì bổ sung khẩu phần tốt, vịt sẽ đẻ lại cùng lúc, tỷ lệ đẻ nâng dần lên. Điều này giúp lượng trứng sản xuất tập trung, thuận tiện cho việc chăm sóc bổ sung chất khi vịt đẻ trở lại, tiết kiệm chi phí trong giai đoạn vịt thay lông.