Bệnh Cúm Vịt Con

Nguyên nhân: Bệnh gây ra do một loại virus cúm. Bệnh liên quan đến sức đề kháng của vịt, thường gặp ở những chuồng lạnh, ẩm, dơ, thức ăn có chất lượng kém. Vịt con từ 1-25 ngày tuổi dễ mắc bệnh nhứt. Bệnh lây qua thức ăn nuớc uống hay qua không khí ô nhiễm.
Triệu chứng:
Hắt hơi, chảy nước mũi, nước mũi lúc đầu trong sau đục đóng ở khóe mũi, thở khó.
Kém ăn, gầy yếu, có những cơn co giật.
Bệnh tích:
Hốc mũi có dịch khô quánh lại, niêm mạc mũi bị xung huyết, phù.
Phổi thủy thủng, một vài nơi xung huyết.
Phòng bệnh:
Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, tránh gió lùa, mưa tạt. Cho vịt ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là đạm và thức ăn xanh (Vitamin A).
Trị:
Không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Đối với vịt con 5-15 ngày khi mắc bệnh có thể dùng terramycine trộn vào thức ăn với liều 5-10mg/con cho ăn liên tục từ 5-15ngày làm giảm được tỉ lệ hao hụt và vịt khỏi bệnh tăng trưởng tốt hơn.
Bổ sung Vitamin A vào trong khẩu phần thức ăn.
Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn kĩ thuật nuôi vịt con những tuần đầu cho hiệu quả kinh tế cao

Hướng dẫn phương pháp chăn nuôi vịt con qua từng thời kì, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Đối với các điều kiện sinh thái, kinh tế xã hội của các vùng khác nhau, nên tập quán chăn nuôi cũng khác nhau. Những kỹ thuật cung cấp cho người nông dân cần phải có khả năng thích ứng với những điều kiện môi trường và kinh tế của từng gia đình.

Trong nghề nuôi vịt sinh sản, việc chọn con cái lúc mới bóc trứng để làm giống tốt có ý nghĩa kinh tế, đặc biệt là nuôi vịt giống tốt quý hiếm, phẩm cấp giống cao.

Các nhà nghiên cứu cho thấy những loài thuỷ cầm hoang dã (đặc biệt là vịt trời) là ký chủ chính cho những chủng virus mà những chủng này có thể trở thành chủng độc lực cao gây chết cho gia cầm công nghiệp. Nhưng điều còn ít được biết là trong thực tế, những chủng virus đó đã lây lan trong thuỷ cầm như thế nào.