Bệnh Gỉ Trắng Trên Rau Muống

Triệu chứng
Bệnh phát sinh trên lá đôi khi có ở phần thân gần ngọn. Trên lá lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng nhạt ở mặt dưới lá, về sau lớn lên phát sinh lớp bột trắng (ổ bào tử nấm) xung quanh viền vàng, chỗ vết bệnh nổi phồng lên làm lá co lại, mặt trên lá chỗ vết bệnh biến màu vàng. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm lá vàng héo và rụng, ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng rau.
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Albugo Ipomoea gây ra.
Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh
Nấm tồn tại trong tàn dư cây trồng dưới dạng sợi nấm và noãn bào tử, gặp điều kiện thích hợp sinh ra các phân sinh bào tử và du động bào tử để lan truyền gây bệnh.
Bào tử nấm lan truyền nhờ mưa, gió.
Phát triển trong nhiệt độ 10 – 200C, ẩm độ cao, và có mưa. Mùa mưa bệnh hại nặng hơn.
Biện pháp phòng trừ
- Thu sạch tàn dư. Làm đất kỹ sau vụ thu hoạch.
- Gieo trồng, cắt gốc để rau muống ở mật độ vừa phải không dày quá.
- Phát hiện nhặt bỏ sớm các lá bị bệnh.
- Luân canh với cây trồng khác. Phát hiện sớm và phun các thuốc phòng trị như thuốc gốc đồng Coc 85, Mancozeb, Ridomil, Mexyl, Aliette, Score, Rovral
Có thể bạn quan tâm

Để có được thực phẩm sạch trên mỗi bàn ăn gia đình cũng như đạt hiệu quả kinh tế trong tiêu thụ..., cần phải thực hiện được vấn đề an toàn thực phẩm

Rau muống, một loại rau dân dã rất quen thuộc và thường không thể thiếu trong những bữa ăn của gia đình Việt. Là loại rau ăn thân, lá vùng nhiệt đới

Hiện nay, người dân có thể tự trồng rau cho mình bằng nhiều phương pháp do kỹ thuật trồng cây của rau muống không quá phức tạp.

Kỹ thuật trồng rau muống mầm dù hơi phức tạp hơn trồng theo phương pháp thông thường nhưng cũng rất dễ và có thể trồng quanh năm ngay tại nhà.

Rau muống có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, trong mùa mưa rau muống thường bị nhiễm bệnh hơn mùa khô. Cách trồng rau muống vừa sạch vừa non ‘mơn mởn’