Bệnh Gỉ Sắt Trên Cây Mía
1. Triệu chứng bệnh :
Bệnh hại tập trung trên lá bánh tẻ và lá già. Trên lá: bệnh bắt đầu phát sinh từ ngoài và phát triển dần vào trong. Bệnh phát sinh ở cả 2 mặt lá, đầu tiên là những đốm dài nhỏ màu vàng trong, về sau vết bệnh có dạng hình trụ, màu nâu quýt. Các đốm nhỏ liên kết với nhau thành đám lớn và làm cho lá chết khô sớm. Mặt lá bị bệnh sờ tay thấy gồ ghề và dính bột màu vàng.
2. Phòng trừ :
Bón đủ phân, cân đối; chăm sóc kịp thời để mía tốt đều tăng sức chống bệnh.
Trồng giống kháng bệnh.
3. Tên thuốc :
Dùng thuốc Tilt 250ND lượng 1-1,5 lít/ha
Có thể bạn quan tâm
Điều đáng nói là hiện nay chưa có giống mía kháng được căn bệnh này. Trong thời gian qua, nhiều đơn vị nhập giống mía ở Trung Quốc về nói là giống kháng, nhưng trên thực tế không kháng được chút nào, thậm chí có nơi trồng giống này, bệnh lại nặng hơn
Sâu non mới nở màu trắng sữa, đầu ngực có màu nâu. Sâu ít chân, hình cong chữ C. Đốt cuối bụng của sâu non có nhiều gai và xếp không tạo hình nhất định. Đẫy sức từ 19 – 25 mm. Nhộng trần màu trắng nhạt, gần vũ hóa có màu nâu nhạt
Nông dân trồng mía thường có tập quán mỗi năm đều trồng lại mía mới, từ đó làm tăng thêm chi phí trồng mía. Hiện nay, diện tích trồng mía vùng nguyên liệu mía huyện Thới Bình giảm sút vì giá vật tư, công lao động, giá nguyên liệu luôn biến động bất thường. Tuy nhiên, việc chăm sóc vụ mía lưu gốc thì người dân lại bỏ ngỏ, chưa thật sự quan tâm.
Kính mời bà con cùng tham khảo cách nhận diện một số loại cỏ dại hại mía và cách phòng chống.
Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng có ảnh hưởng mạnh đến năng suất và chất lượng của cây mía. Mía sinh trưởng mạnh nhất vào các tháng mùa hè có nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng dài. Lượng mưa yêu cầu đạt từ 1.500-2.000mm/năm, phân bố đều quanh năm. Chọn đất trồng bằng phẳng hoặc độ dốc thấp dưới 100, tầng canh tác dày, giàu mùn và các chất dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt, độ pH=6,5-7,5.