Kỹ Thuật Làm Đất Trồng Mía
1. Yêu cầu về đất của cây mía.
- Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nhẹ, có khoảng 20% sét; 5 đến 10% chất hữu cơ, phần còn lại là limon và cát. Đất có cấu tượng viên tốt; giữ nước tốt và luôn luôn xốp thoáng. Thường xuyên điều hòa được chế độ nước và chế độ không khí trong đất;
- Đất có điều kiện thoát nước triệt để, không bao giờ bị úng thủy.
- Đất có tầng dày từ 80cm trở lên;
- Đất trung tính - độ pH từ 6 đến 7.
2. Các loại đất thích hợp với cây mía
Nếu xét về mức độ thích hợp với cây mía và xét về nguồn gốc hoặc loại đất thì có thể xếp theo thứ tự nhất nhì nhưư sau:
- Đất có nguồn gốc núi lửa;
- Đất phù sa mới ven các sông ngòi, được bổ sung phù sa hàng năm;
- Các loại đất bồi tụ khác, có tỷ lệ mùn cao;
- Các loại đất khác, có cấu tượng khá, có tầng canh tác dày và giữ ẩm tốt v.v...
3. Cách chọn đất để trồng mía và vườn đề cần lưu ý đối với từng loại đất
3.1. Phải chọn vùng tập trung để có thể xây dựng được một nhà máy đường, nơi giải quyết đầu ra cho cây mía. Nhà máy đường càng lớn (từ 1 nghìn đến 8 nghìn tấn/ngày) thiết bị càng hiện đại thì hiệu quả kinh tế càng cao; càng giúp cho cây mía phát huy hết ưu thế và hiệu quả của mình.
3.2. Khi đã xác định được vùng hoặc đã có nhà máy đường rồi thì việc chọn đất sẽ được xếp theo thứ tự ưưu tiên nhưư sau:
3.2.1. Chọn loại đất đồi thấp và tương đối bằng, giàu mùn, có tầng dày trên 1m, có nguồn nước để tưới khi cần thiết. Với loại đất này, nếu thâm canh tốt có thể đạt năng suất mía từ 90 tấn/ha trở lên. Theo giá cả năm 1994, 1 ha sẽ có tổng thu nhập trên 15 triệu đồng, trong đó lãi thuần trên 8 triệu đồng/ha/năm; hơn hẳn nhiều cây trồng khác trên loại đất ấy.
3.2.2. Chọn đất lúa không chủ động nước, hoặc đất một vụ lúa 1 vụ màu mà tổng thu nhập các cây lương thực quy ra thóc cả năm dưới 7 tấn/ha (với điều kiện bên dưới không có tầng gley hoặc đất sét nặng).
Loại đất này trồng mía đúng kỹ thuật có thể đạt năng suất 80-90 tấn/ha trở lên một cách ổn định, tổng thu nhập cao và lãi hơn nhiều so với trồng cây lương thực.
Muốn trồng mía có hiệu quả cao trên loại đất này phải chú ý các vườn đề sau đây:
- Phải xây dựng hệ thống tiêu thủy hoàn chỉnh, không được để đọng nước quá 24 giờ sau các trận mưa to;
- Phải bón vôi hợp lý để cải tạo độ chua;
- Phải phá tầng đế cày bằng cày không lật;
- Những nơi có nguồn nước cần tranh thủ tới trong các tháng hạn nặng.
3.3.3. Chọn các loại đất đồi có màu đỏ, đất feralit phát triển trên đá mẹ bazan hoặc gabro, có độ dốc dưới 70 và có tầng dày trên 80cm. Loại đất này dù không có nguồn nước tới, nếu trồng mía thâm canh, đúng kỹ thuật vẫn có thể đạt năng suất trên 80 tấn/ha. Hiệu quả cao hơn trồng các cây khác; mỗi hecta lãi thuần trên 6-7 triệu đồng.
Khi trồng mía cần lưu ý:
- Hàng mía phải vuông góc với hướng dốc để chống xói mòn;
- Phải trồng sớm để mía giao tán trước mùa mưa.
3.3.4. Các loại đất đồi khác, có độ dốc dưới 8o và tầng dày trên 80cm đều có thể đưa vào trồng mía.
Các loại đất này có thể chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm có hàm lượng mùn và hàm lượng NPK vào loại trung bình hoặc khá, thì có thể đưa vào trồng mía ngay. Loại này tuy năng suất mía không cao nhưng cũng có thể phấn đấu trồng mía có lãi; năng suất trung bình từ 60 tấn/ha trở lên.
+ Nhóm nghèo mùn hoặc nghèo NPK. Nhóm này phải tiến hành cải tạo trước khi trồng mía. Khi trồng mía phải bón đủ phân hữu cơ và NPK theo sự hướng dẫn ở phần phân bón.
Đối với 2 nhóm đất này cần phải lưu ý thêm các vườn đề sau đây:
- Làm đất sâu 40 đến 50cm để bộ rễ có thể xuống đến độ sâu 50-60cm, tăng khả năng chống hạn trong các tháng thiếu mưa;
- Cải tạo độ chua một cách hợp lý;
- Bón đủ lân và kali;
- áp dụng toàn bộ hệ thống biện pháp chống xói mòn, chống rửa trôi, biện pháp canh tác phòng chống hạn;
- Dùng giống mía chịu hạn khỏe.
4. Vườn đề bảo vệ đất đồi khi trồng mía - vườn đề năng suất giới hạn.
Trong một ruộng mía, giữa năng suất mía, lợi nhuận và độ phì nhiêu của đất đai sau một chu kỳ trồng mía có mối quan hệ rất lý thú.
Năng suất mía càng cao, giá thành càng hạ, lợi nhuận càng nhiều, đất càng được cải tạo, độ phì càng tăng. Mía càng tốt, chỉ số diện tích lá càng lớn, độ che phủ càng cao, bộ rễ càng nhiều; trong mùa mưa đỡ xói mòn, sau khi thu hoạch, chất hữu cơ tồn dư trả lại cho đất càng nhiều. Sau một chu kỳ trồng mía, tỷ lệ mùn trong đất chẳng những không bị giảm mà lại có chiều hướng tăng lên. Ngược lại năng suất mía càng thấp; mía càng xấu thì bộ lá và bộ rễ càng kém, độ che phủ thấp, mức độ xói mòn trong mùa mưa tăng lên; sau khi thu hoạch, chất hữu cơ tồn dư không được là bao, sau một chu kỳ trồng mía, tỷ lệ mùn trong đất giảm, độ phì nhiêu của đất giảm dần và giá thành sản phẩm tăng lên, trồng mía không có lãi lại còn bị lỗ. Mía càng xấu, năng suất càng thấp lỗ càng nhiều.
Giữa hai chiều hướng trái ngược nhau ấy, tất nhiên phải có một điểm trung gian, một năng suất trung gian. Tạm gọi năng suất trung gian ấy là năng suất giới hạn. Làm vượt năng suất giới hạn thì người trồng mía có lãi, đất được bảo vệ và tăng dần độ phì. Làm dưới năng suất giới hạn thì người trồng mía bị lỗ, đất bị xấu dần, đấy là chiều hướng không thể chấp nhận được.
Xác định năng suất giới hạn của việc trồng mía trên đất đồi có một ý nghĩa khoa học và kinh tế - xã hội lớn lao, và phải được đặc biệt quan tâm
Có thể bạn quan tâm
Yêu cầu sinh thái: Cây mía có nguồn gốc nhiệt đới, nên nhu cầu về ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm cao. Để cho cây mía sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất, chất lượng cao bà con cần chọn trồng mía ở những vùng có nhiệt độ từ 25-35 độ C.
Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, với phương thức sản xuất mía truyền thống, lạc hậu, cộng với giá vật tư, giá mía nguyên liệu luôn biến động bất thường, người trồng mía thường bị lỗ nên không an tâm trồng cây mía.
Sâu non mới nở màu trắng sữa, đầu ngực có màu nâu. Sâu ít chân, hình cong chữ C. Đốt cuối bụng của sâu non có nhiều gai và xếp không tạo hình nhất định. Đẫy sức từ 19 – 25 mm. Nhộng trần màu trắng nhạt, gần vũ hóa có màu nâu nhạt.
Chọn giống: Các giống mía mới như VN84-4137, ROC10, ROC16, quế đường 11; kế đến là VĐ86-368, K84-200 đang được nông dân ĐBSCL ưa chuộng. Lấy hom giống trên ruộng mía được sáu tháng tuổi đang xanh tốt, chọn những cây to khỏe đứng thẳng, không sâu bệnh, không trổ cờ.
Vụ mía năm 2008-2009 này, cây mía vùng Lam Sơn, Thanh Hóa bắt đầu đầu tư công nghệ sinh học, đưa năng suất tăng hai lần so với trước, tạo điều kiện người trồng có lãi cao, lâu bền.