Phòng Trừ Cỏ Dại Hại Mía

CỎ GÀ - Cynodon dactylon (L) Pers.
Mô tả : Loại cỏ lưu niên, thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng. Lá phẳng, hẹp, nhọn đầu, màu lục vàng, mềm, nhẵn, mép hơi ráp, cụm hoa gồm 2-5 bông xếp hình ngọn, đơn, mảnh.
Phòng trừ :
Dùng thuốc Gesapax 80BHN: 2,5 - 3 kg/ha, Gesapax 500FW: 4lít/ha, Gesaprim (Atrazin): 3kg/ha, Simazin 4-5 kg/ha pha loãng với nước để phun. Thời gian phun lúc cỏ mọc hoặc ngay khi cỏ vừa nhú mầm.
CỎ MẦN TRẦU - Euleusine indica L.
Mô tả:
Cỏ hàng năm, thân bò, dài ở gốc, phân nhánh, mọc thẳng đứng thành bụi. Rễ mọc khỏe. Lá mọc cách xa nhau, hẹp, mềm, cụm hoa hình bông có 5-7 nhánh dài, qủa thuôn, có 3 cạnh, ráp.
Phòng trừ :
Dùng thuốc Dual 720ND: 1,4 lít/ha, Gesapax 80 BHN: 2,5- 3kg/ha, Gesapax 500FW: 4lít/ha, Atrazin: 5kg/ha, Simazin: 5kg/ha... pha với nước để phun. Thời gian phun thuốc lúc cỏ chưa mọc hoặc sau khi cỏ vừa mới mọc.
CÂY CỎ NGHẾ - Polygonum Spp.
Mô tả:
Cây thảo hàng năm, mọc hoang, cao 70-80 cm, nhiều cành. Lá hình mác, cuống ngắn. Hoa đỏ, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá. Khi còn tươi, toàn thân có vị cay nóng, thơm.
Phòng trừ:
Dùng thuốc Gesapax 80BHN: 2,5- 3kg/ha, Gesapax 500FW: 4 - 5 lít/ha, Gesaprim (Atrazin) : 3kg/ha, Simazin: 4-5kg/ha,... pha với nước để phun. Thời gian phun thuốc trước hoặc sau khi cỏ vừa mới mọc.
CÂY TRINH NỮ - Mimosa Sp.
Mô tả:
Cây nhỏ, thân có gai hình mọc. Lá xẻ lông chim 2 lần. Hoa tím đỏ, tụ thành hình đầu. Quả giáp dài tụ thành hình ngôi sao. Quả hẹp lại ở phần giữa các hạt, có lông cứng ở mép.
Phòng trừ:
Dùng thuốc Gesapax 80BHN: 2,5-3kg/ha, Gesapax 500FW: 4-5lít/ha, Gesaprim (Atsazin): 3kg/ha, Simazin: 4-5kg/ha,... pha với nước để phun. Thời gian phun thuốc trước hoặc sau khi cỏ vừa mới mọc.
CÂY CỨT LỢN - Ageratum conyzoides L.
Mô tả:
Cây thân thảo, sống hàng năm, lá mọc đối, hoa hình đầu, nhỏ, tím hay trắng.
Phòng trừ:
Dùng thuốc Gesapax 80BHN: 2,50-3kg/ha, Gesapax 500FW: 4-5 lít/ha, Gesaprim (Atrazin): 3kg/ha, Simazin: 4-5kg/ha, Dual 720ND: 1,4lít/ha,... pha với nước để phun. Thời gian phun thuốc lúc cỏ mọc hay lúc vừa nhú mầm.
CÂY CỎ TRANH - Imperata cylindrica L.
Mô tả:
Cỏ lưu niên, có thân ngầm cứng ăn sâu xuống đất. Rễ mọc khỏe, cứng, dai. Thân khí sinh cao 0,6-1,2m thẳng đứng, nhẵn, đốt thân có lông mềm. Lá mọc thẳng đứng, dài, có lông ở mặt dưới lá, thường ráp ở mặt trên. Lá non màu lục nhạt, bóng, cuộn lại. Cụm hóa hình dày đặc, màu trắng, phần giữa hình trụ, đầu tù, dài 5-20cm. Hạt nhỏ có nhiều lông nhỏ và dài, cỏ tranh sinh bằng thân ngầm và hạt.
Phòng trừ:
Dùng thuốc Go up 480 SC: 3- 4 lít/ha, Folar 525 FW: 3 lít/ha, Dalapons 5kg/ha, Gesapax 500FW + 2,4D lượng 4 lít + 1lít/ha. Thời gian phun lúc cỏ mới nhú mầm.
CỎ GẤU (Củ hương phù, củ gấu, cỏ củ) - Cyperus rotundus L.
Mô tả:
Cỏ lưu niên có thân rễ phát triển thành củ. Cao 20- 60 cm. Lá nhỏ, hẹp, sống lá có gân cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây.
Phòng trừ:
Dùng thuốc Gesapax 500FW lượng 4lít/ha phối hợp 2,4D lượng 1 lít/ha và thêm chất bám dính, Go up 480SC: 3-4 lít/ha. Thời gian phun trước lúc cỏ mọc hoặc lúc cỏ mới nhú mầm.
VỪNG DẠI - Borreria latifolia
Mô tả:
Loại cỏ dại thấp khoảng 50 cm, thân mềm, 4 cạnh, lá hình trứng, màu xanh nhạt, mọc đối.
Phòng trừ:
Dùng thuốc Gesapax 80BHN: 2,5-3kg/ha, Gesapax 500FW: 4lít/ha, Asstochlor lượng 1- 1,5 lít/ha. Thời gian phun trước khi mầm cỏ mọc chồi lên.
CỎ THẢM LÁ RỘNG - Axonopus comApressus
Mô tả:
Cỏ lưu niên, thân dẹt, bò lan trên mặt đất, chia thành các đốt dài 2-3 cm, phần nhiều nhánh tạo thành thảm cỏ dày đặc. Lá phẳng nhọn đầu, mềm. Cụm hoa hình bông giả, thẳng, hơi ra ngoài bẹ mo, màu lục đậm.
Phòng trừ:
Dùng thuốc Gasapax 80BHN: 2,5-3kg/ha, Gesapax500FW: 4-5 lít/ha, Onecide 35%EC: 0,5 - 1 kg/ha,...pha với nước để phun. Thời gian phun thuốc trước lúc cỏ mọc hay lúc cỏ vừa nhú mầm.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài khâu biết chuyển đổi giống mía mới, những nông dân trồng mía vùng Phụng Hiệp còn biết đúc kết kinh nghiệm để giảm thiểu tối đa sâu hại, nhằm hạ giá thành, tăng năng suất và chất lượng mía...

Từ đầu tháng 9/2010, trên các cánh đồng mía ở Phú Yên xuất hiện một loại sâu hại mới, chúng phát triển nhanh, gây vàng lá hàng loạt diện tích mía, tập trung nhiều nhất tại hai huyện Sơn Hòa, Sông Hinh.

Mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao được tỉnh Nghệ An chú trọng đầu tư phát triển. Quy hoạch vùng sản xuất mía đến năm 2015 là 30.000ha, hiện nay xấp xỉ 27.000ha.

Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa, tại vùng mía huyện Cam Lâm và thị xã Cam Ranh hiện có 5 loại sâu đục thân gây hại: sâu mình vàng (sâu đục mắt) hại mía mầm; sâu 4 vạch, sâu 5 vạch, sâu mình trắng, mình hồng gây hại lúc mía vươn lóng và chín.

Ông Dương Văn Tân, năm nay trên 60 tuổi là một nông dân sản xuất giỏi ở thôn 2, xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Được sự hỗ trợ từ kinh phí sự nghiệp KHCN tỉnh thực hiện mô hình trồng mía theo công nghệ tưới nước nhỏ giọt, gia đình ông đã thu được kết quả cao, năng suất mía đạt kỷ lục 150 tấn/ha.