Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá lóc

Bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc

Bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc
Tác giả: MARINE
Ngày đăng: 22/01/2022

Cá lóc phân bố rộng trong tự nhiên và thường thấy ở các thủy vực nước ngọt, do tăng trưởng nhanh và thịt cá, thơm ngon là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ít xương nên được nhiều người ưa thích.

Bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Minh họa.

Tuy nhiên, các mô hình nuôi cá lóc chủ yếu là tự phát, để đạt được sản lượng và lợi nhuận cao nhất, mức độ thâm canh hóa càng được tăng lên, dẫn đến nhiều dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại lớn cho nông dân cũng như công tác phòng trị bệnh ngày càng khó khăn.

Việc phát hiện các mầm bệnh truyền nhiễm đối với cá là ưu tiên hàng đầu cho việc quản lý sức khoẻ thủy sản. Tại Việt Nam, bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc được ghi nhận quanh năm, có tỉ lệ hao hụt cao, nhất là trong giai đoạn cá giống. Thông tin khoa học về bệnh này trên cá lóc đến nay vẫn còn rời rạc và hạn chế.

Tác nhân gây bệnh 

Vi khuẩn Aeromonas schubertii được phân lập và định danh là tác nhân gây bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc (Channa striata) gây thiệt hại nghiêm trọng với tỉ lệ hao hụt cao trong các trại giống và ao nuôi thâm canh.

Dấu hiệu bệnh lí

Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài

Cá bệnh có các biểu hiện chung như giảm ăn, bơi lờ đờ trên mặt ao. Cá bệnh nhẹ có các mảng trắng lớn trên thân. Một số trường hợp bệnh nặng hơn có thể xuất huyết điểm ở thân và xuất huyết vây ngực. Bệnh thường xuất hiện nhiều trên cá giống chiếm tỉ lệ trên 50%. Ngoài ra, một  số  tác  nhân  cơ  hội  như  nấm  và  kí  sinh  trùng cũng có thể lây nhiễm khi cá mắc bệnh đốm trắng nội tạng, làm xuất hiện nhiều dạng dấu hiệu bệnh lý khác nhau đi kèm (5-10%) như lở loét, mòn đuôi, trắng mang… dễ gây nhầm lẫn khi chẩn đoán.

Dấu hiệu bệnh lý bên trong

Biểu hiện đặc trưng ở thận và tỳ tạng, một số ít trường hợp bệnh nặng có là xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ tập trung chủ yếu thể thấy các đốm trắng nhỏ trên gan hoặc có thể đi kèm sưng, sậm màu và xuất huyết nội quan.

Cấu trúc mô bệnh học cá lóc bệnh đốm trắng nội tạng

(A), (B), (C): Cấu trúc mô gan, thận, tỳ tạng của cá lóc khỏe. (D): U hạt (a) nằm cạnh đảo tụy (b) và mô gan bị xuấthuyết (mũi tên). (E): U hạt trên mô thận (a) làm mất cấu trúc ống thận (b). (F): U hạt nằm cạnh trung tâm đại thực bào sắc tố ở tỳ tạng (a)

Thời điểm xuất hiện 

Bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa lũ, kéo dài đến mùa khô. Thời điểm phát triển bệnh và mức độ thiệt hại khác nhau theo từng năm.

Phòng bệnh

Để chủ động phòng bệnh, cần ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập và lây lan vào hệ thống nuôi cá nuôi trong vùng, các hộ nuôi cá cần có ao lắng lọc, sát trùng nước trước khi bơm nước vào ao nuôi. Định kỳ 10 - 15 ngày xử lý nước ao nuôi để diệt vi khuẩn gây bệnh trong ao bằng cách dùng vôi nông nghiệp liều lượng 2 - 3kg/100m2 tạt quanh ao kết hợp 1 trong các loại thuốc sát trùng nước ao nuôi hiệu quả cao như Benzalkalkonium chloride (BKC), Iodine, Glutaraldehyde…

Phác đồ điều trị bệnh

Giảm 50% lượng thức ăn hoặc cắt bớt cữ ăn.

Thay 20 % nước và xả bùn đáy, tảo mặt trong ao nuôi.

Nếu ao có nhiều tảo thì nên cắt tảo và diệt khuẩn bằng cách dùng vào lúc 8- 10h, dùng BKC hoặc Iodine vào lúc chiều tối. Sau đó xử lý khí độc, hấp thụ tảo tàn bằng Yucca Schidigera và xử lí liên tục 3 – 5 ngày.

Trộn thuốc vào thức ăn, liên tục 3 - 5 ngày, như sau:

Buổi sáng: Sáng cho thức ăn trộn với men tiêu hóa và các khoáng, vitamin A, vitamin D3, vitamin E, vitamin C, vitamin B1, vitamin B12 … nhằm tạo sự cân bằng vi khuẩn có lợi khi cá bị nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh, stress, giúp cá tăng cường sức khỏe.

Buổi chiều: Trưa, chiều cho thức ăn trộn với một số loại kháng sinh có độ nhạy với bệnh đốm trắng trên cá lóc như Flophenicol, Doxycilin, Sulfamethoxazol, Trimethoprim, Norfloacin … Tuy nhiên, vấn đề kháng thuốc kháng sinh hiện nay rất phổ biến, vì vậy cần giải quyết bằng cách phối hợp 2 loại kháng sinh khác nhau có hình thức tác dụng khác nhau lên vi sinh vật theo hướng dẫn của nhân viên kĩ thuật.

Lưu ý

Thuốc sử dụng được tính theo khối lượng cá thực tế. Tuy nhiên, hiện nay khi nhiều loại kháng sinh đang được sử dụng điều trị bệnh gan thận mủ trên cá đã bị vi khuẩn đề kháng, hiệu quả điều trị không cao. Biện pháp tăng liều dùng và kéo dài thời gian điều trị dẫn đến tăng chi phí điều trị và gây tồn dư ảnh hưởng đến chất lượng thịt, khó tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, sau khi điều trị cá bị bệnh không giảm cần báo với nhân viên kĩ thuật để được tư vấn thêm.

Cho cá ăn liên tục 5 - 7 ngày nhằm tránh tái nhiễm kết hợp xử lý nước. Khi trộn thuốc với thức ăn xong (hoặc pha thuốc vào một ít nước rồi phun đều lên thức ăn), đợi khoảng 10 - 15 phút cho thuốc ngấm vào thức ăn rồi mới cho cá ăn.

Sau quá trình điều trị có thể dùng một số sản phẩm như Butaphosphan, vitamin B12, vitamin D3, vitamin E, vitamin C, vitamin B1, … để giúp cá bệnh hồi phục nhanh hơn và phát triển.

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Ngọc Huyền và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2016. Đặc điểm mô bệnh học của cá lóc (Channa striata) bệnh xuất huyết và bệnh gan thận mủ. Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Công Nghiệp Trong Vèo Lưới Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Công Nghiệp Trong Vèo Lưới

Lối vào đã rợp bóng mát của hàng cây so đủa mà chị trồng để cải tạo đất và lấy lá để nuôi dê. Nhưng điều làm tôi thật sự chú ý lại là những vèo lưới lớn, nhỏ đủ cở được giăng dưới những ao mà trước đây là nơi nuôi cá lóc công nghiệp.

17/02/2014
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Những năm gần đây, nông dân Bến Tre đã nuôi cá lóc nhưng còn nhỏ lẻ. Cá nuôi dễ mắc bệnh, tốn nhiều công lao động, giá thành cao, lợi nhuận thấp. Để khắc phục tình trạng trên, nông dân nên nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp để đạt hiệu quả cao.

15/03/2014
Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt Mô Hình Nuôi Cá Lóc Trong Bể Lót Bạt

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang vừa nghiệm thu mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt bằng thức ăn công nghiệp và bán công nghiệp, hạ giá thành sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho người nuôi cá.

15/03/2014
Cách Nuôi Cá Lóc Bông Cách Nuôi Cá Lóc Bông

Tính bình quân mỗi năm, lão nông Nguyễn Văn Ký, 73 tuổi, ấp 3, xã Phú Minh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có thể kiếm được khoảng 100 triệu đồng từ việc bán con giống cá lóc bông, hiệu quả hơn hẳn làm lúa.

15/03/2014
Nuôi Cá Lóc Cao Sản Trên Vùng Duyên Hải Ở Nghệ An Nuôi Cá Lóc Cao Sản Trên Vùng Duyên Hải Ở Nghệ An

Vùng đất duyên hải tỉnh Nghệ An chủ yếu là đất pha cát bạc màu, giá trị kinh tế khi trồng cây nông nghiệp rất thấp. Những năm gần đây, trên chính vùng đất ấy đã cho thu nhập rất cao (1 - 1,5 triệu đồng/m2) từ nghề nuôi cá lóc đen cao sản.

25/02/2014