Bệnh Đốm Nâu Hay Bệnh Ăn Mòn Phụ Bộ

Bệnh thường xảy ra sau khi nuôi 2-3 tháng trở đi, trên cơ thể tôm xuất hiện các đốm màu nâu và sau đó chuyển sang màu đen. Khi nhiễm bệnh, thường xuất hiện ăn mòn các phần phụ như đuôi, chân bụng, râu, trên thân tôm.
Tôm bị bệnh sẽ rất yếu, hoạt động chậm chạp, con bị nặng sẽ chết. Tác nhân gây ra bệnh chủ yếu do vi khuẩn Aeromonas.
Phòng trị: Khi tôm bị bệnh thay dần nước ao. Kiểm soát phòng ngừa bênh đốm nâu bao gồm: cải thiện môi trường nuôi thông qua sự chăm sóc, quản lý và đầy đủ dinh dưỡng, đáy ao phải bằng phẳng, tăng cường trú ẩn cho tôm, hạn chế tối đa sự tụ tập của tôm chống hiện tượng ăn thịt lẫn nhau bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn và giữ cho chất lượng nước ao luôn tốt.
Có thể bạn quan tâm

Tôm càng xanh là loài giáp xác nếu muốn tăng trưởng và phát triển thì phải qua quá trình lột xác. Loài tôm càng xanh có đặc tính hay ăn thịt lẫn nhau. Những con mới lột xác vỏ mềm, nằm một chỗ sẽ là miếng mồi ngon cho những con tôm vỏ cứng khác lúc đói .

Mặc dù, tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nuôi không đem lại lợi nhuận cao như đối với tôm nuôi nước lợ nhưng ít rủi ro dịch bệnh và có hiệu quả ổn định.

Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm, năm nào nước lũ đổ về nhiều, nguồn nước ngọt tự nhiên dồi dào, nông dân không cần phải xử lý nước, giúp tôm mau lớn.

Hệ thống nuôi vèo siêu thâm canh hiện nay giúp tăng đáng kể lợi nhuận cho người nuôi tôm. Kết quả nuôi trong trại vèo giúp tôm con khỏe mạnh, đồng đều hơn và chúng có thể tăng trưởng bù khi thả trong ao nuôi.

Để có nguồn tôm giống tốt đảm bảo chất lượng và số lượng, cần phải thực hiện tốt khâu phòng, trị bệnh trong quá trình sản xuất.