Bệnh Dính Chân Ở Tôm Càng Xanh
Bệnh này thường gặp trong sản xuất giống tôm càng cũng như tôm sú. Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn dạng sợi (Filamentous bacteria) và vi khuẩn không phải dạng sợi, một số loài tảo, nguyên sinh động vật.
Khi quan sát ấu trùng tôm trên kính hiển vi thường thấy xuất hiện đầy đủ các loại này, nhưng vi khuẩn dạng sợi là chủ yếu. Chúng bám vào các sợi lông tơ, số lượng nhiều tôm bơi lội khó khăn và các lông tơ rụng dần, sau đó tổn thương các phần phụ như chân bụng, đuôi, chủy… bị nhiễm nặng tôm chết đồng loạt, nhất là các giai đoạn nhỏ.
Trị bệnh này phải dựa vào sự quan sát trên kính hiển vi, xác định loài nào gây bệnh chủ yếu trị trước sau mới trị bệnh tiếp theo.
Ví dụ: Gây bệnh do vi khuẩn dạng sợi là chủ yếu và có cả nguyên simh động vật (Zoothamnium).Trị bệnh do vi khuẩn dạng sợi trước, sử dụng CuSO4 với nồng độ 0,3ppm sau 24 giờ là khỏi bệnh; ngày sau đó thay nước 80%, sau 2 ngày trị tiếp bệnh do nguyên sinh động vật gây ra.
Có thể bạn quan tâm
Một nhà nghiên cứu Ôxtrâylia tin rằng hải sâm có thể cứu các trang trại nuôi tôm bỏ hoang ở miền Trung Việt Nam.
Trong những năm gần đây phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông dân.
Mực nước lũ ở khu vực ĐBSCL những năm gần đây luôn ở mức thấp, không đủ để tràn đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm càng xanh của bà con nơi đây.
Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao tôm sú giúp người nuôi thủy sản đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, cắt được mầm bệnh trong ao tôm sú, giảm rủi ro
Ương tôm càng xanh trong ao nổi lót bạt, điều chỉnh độ lợ của nước là cách giúp bà con nông dân có năng suất thu hoạch cao.