Bệnh Đốm Nâu Gây Hại Trên 16.000ha Thanh Long

Trước tình hình bệnh đốm nâu đang gây hại cây thanh long trên diện rộng, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát vừa ra quyết định thành lập Tổ chỉ đạo phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long, do ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV làm Tổ trưởng.
Tổ có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phòng chống bệnh đốm nâu gây hại thanh long trên toàn quốc; chủ động kịp thời đề xuất các giải pháp kỹ thuật, cơ chế chính sách để phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long. Theo báo cáo của Cục BVTV, đến 5.9, bệnh đốm nâu đã gây hại trên 16.469ha thanh long, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 5 - 50%, trong đó có hơn 5.100ha bị nhiễm nặng.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, đến nay các tỉnh Bắc Trung bộ (BTB) đã hoàn thành gieo cấy lúa Hè Thu, vụ Mùa đang tập trung gieo cấy dự kiến xong trước 15/7.

Ngày 10/7, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận cho Công ty TNHH Trang trại Đa Nhim triển khai dự án trồng cây atisô, sản xuất trà atisô và chiết xuất cao atisô tại xã Đa Nhim (huyện Lạc Dương) trên diện tích 10.370m2 với tổng vốn đầu tư 10 tỷ 356 triệu đồng, thời gian thực hiện là 50 năm.

6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 2,71 triệu tấn gạo, đạt giá trị 1,13 tỷ USD. Trong đó, An Giang xuất 223.700 tấn gạo, tương đương 101 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và 11,3% về giá trị so cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu giảm là gạo không có thương hiệu nên xuất ở phân khúc cấp thấp, giá bán dưới giá sàn.
Dù năng suất đạt khả quan hơn so với vụ hè thu năm 2014 nhưng giá thành sản phẩm mùa vụ này lại tăng cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng kéo dài khiến cây lúa phải đối mặt với dịch bệnh, chậm phát triển, người dân phải tốn nhiều chi phí hơn cho đồng ruộng.

Cứ đến mùa sen, những người trồng sen lưu động lại lang bạt khắp nơi để mưu sinh. Với họ, nghề này không đơn giản để kiếm cái ăn mà còn tiếp nối truyền thống của gia đình tự bao đời nay.