Bệnh do thiếu ôxy

Trong ao hồ nuôi cá, cá mè nổi đầu trước dạng đông thì mức độ tương đối nhẹ, trái lại toàn bộ cá trong ao nổi đầu từ 12 giờ đêm về trước hoặc trong nước bơi toán loạn, tư thế cơ thể lúc nằm thẳng, lúc húc đầu vào vờ chứng tỏ thuỷ vực thiếu O2 nghiêm trọng, nếu không có biện pháp xử lý cá sẽ chết hàng loạt thậm chí chết toàn bộ. Thiếu O2 kéo dài làm cho cơ thể cá thiếu máu, sinh trưởng chậm, hàm dưới lồi ra ngoài.
2. Nguyên nhân
- Ao hồ nước tĩnh nhất là những mặt nước tĩnh nhiều mùn bã hữu cơ hoặc bón quá nhiều phân hữu cơ.
- Mùa hè cá dễ bị nổi đầu, nhất là khi trời sấm sét mà không có mưa hay trước mưa dông do áp suất không khí giảm thấp, O2 hoà tan vào nước giảm làm cho cá nổi đầu, hoặc có khi cơn mưa giông rất ngắn, nhiệt độ nước ở tầng mặt giảm, tầng đáy được đảo lên tăng cường phân huỷ tiêu hao O2 đồng thời thấy khí độc như H2S, NH3, CO2 làm cho cá nổi đầu. Những ao hồ tảo phát triển mạnh, ban ngày chúng tiến hành quang hợp sản sinh ra nhiều O2, nhưng ngược lại vào ban đêm trong quá trình hô hấp, chúng lại lấy nhiều O2 môi trường và thải ra nhiều CO2 dễ làm cho cá nổi đầu.
3. Phòng bệnh
- Ao hồ nuôi cá cần tây dọn sạch sẽ, nạo vét bớt bùn để lượng bùn vừa phải, sau đó phơi nắng đáy ao trước khi đưa vào nuôi.
- Phân bón cần được ủ kỹ và lượng bón tuỳ theo điều kiện thời tiết và chất nước mà điều chỉnh cho thích hợp.
- Cho cá ăn nên áp dụng phương pháp 4 định: định chất lượng, định số lượng, định thời gian và định địa điểm. Nếu thức ăn thừa, hàng ngày nên vớt bỏ.
- Mật độ cá thả ương nuôi, mật độ trứng ấp không nên quá dầy để đảm bảo môi trường đủ O2.
- Thường xuyên theo dõi sự biến đổi của môi trường để bơm thêm nước sạch vào ao, nếu có điều kiện thì dùng máy sục khí để kịp thời bổ sung O2 cho ao ương nuôi.
Tags: benh do thieu oxy, nuoi ca, nuoi thuy san
Có thể bạn quan tâm

Nguyên tắc cơ bản của công nghệ sinh học Biofloc là để tạo ra một môi trường "sinh học" hoàn toàn, trái ngược với các hệ thống truyền thống - cho phép Tảo đóng vai trò chính để làm sạch môi trường trong ao tôm, ao cá. Cốt lõi của thống sinh học Biofloc là sự thích nghi thông minh của một hỗn hợp được đưa vào lò phản ứng sinh học (MBBR

Mặc dù tốc độ trao đổi nước hiện nay có xu hướng thấp hơn so với trước kia, nhưng hầu hết các trại nuôi tôm vẫn trao đổi nước khi tháo nước ao và khi thu hoạch tôm. Chính việc trao đổi nước từ các trại nuôi tôm này đã thải ra lượng nước thải rất lớn. Hãy xem xét khi tháo nước ở một ao nuôi tôm có độ sâu là 1m để thu hoạch, thì trung bình mỗi hecta ao đã thải ra 10.000 m3 nước thải.

Tháo cạn nước, phơi đáy ao và tiến hành bón vôi. Sử dụng vôi CaO dạng bột với liều lượng 10kg/100m2 rải đều khắp đáy ao và xung quanh bờ. Phơi ao 7 ngày để vôi phát huy hết tác dụng (tăng và ổn định pH đáy, diệt khuẩn), sau đó tiến hành lấy nước vào ao

Việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nước cho nước thải từ một hoạt động không được kiểm soát từ trước đó như nuôi tôm hoàn toàn không dễ dàng

Hội thảo của GS. Lightner, GS. Kevin và NCS. Trần Hữu Lộc ở đại học Nông lâm ngày 28/06/2013 đã công bố chính thức các nghiên cứu và tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy.