Bệnh Đạo Ôn Bùng Phát Gây Hại 60,5ha

Ngày 12/2, ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên cho biết, hiện bệnh đạo ôn đã phát sinh gây hại 60,5ha lúa với tỉ lệ bệnh từ 5 đến 50% lá tại các huyện Đồng Xuân, Tuy An, Phú Hòa và TP Tuy Hòa. Các giống lúa bị bệnh đạo ôn: OM 2695-2, ML 48, ML49, Q 5, PY 1, PY 2, ML 213, ĐV 108, CH 133, MT 10…
Cũng theo ông Mạnh, hiện lúa đông xuân khoảng 40 đến 50 ngày tuổi, là thời điểm nông dân bón phân đón đòng nên cây lúa phát triển xanh tốt; trong khi đó thời tiết hiện nay buổi sáng có sương mù dày đặc, tạo môi trường ẩm độ cao trong ruộng lúa, đây là điều kiện thích hợp cho bệnh đạo ôn phát triển gây hại, nhất là trong điều kiện bộ giống gieo sạ vụ đông xuân có nhiều giống đã ghi nhận nhiễm bệnh đạo ôn.
Vì vậy nếu không có biện pháp tổ chức phòng trừ kịp thời thì bệnh đạo ôn sẽ phát triển mạnh, gây cháy cục bộ và tấn công sang cổ lá, cổ bông làm hạt lúa lép lửng, giảm năng suất. Do đó, đối với những địa phương đã xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại nặng như các xã Xuân Phước, Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân), An Nghiệp (huyện Tuy An) cần nhanh chóng tổ chức cho nông dân phun trừ những diện tích bị hại.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, không ít hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Hội Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) thoát nghèo và có thu nhập khá nhờ phát triển mô hình nuôi ếch.

Vụ ĐX 2015-2016 ở ĐBSCL dự báo chi phí SX sẽ tăng thêm khoảng 20 - 30% do không có lũ, đồng ruộng không được phù sa bồi đắp. Nhu cầu phân bón, thuốc BVTV tăng mạnh...

Mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học đạt được “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không dọn vệ sinh.

Nghề nuôi cá lồng bè trên biển tại Kiên Giang vẫn mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX, chăm sóc quản lý sức khỏe cá...

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bến Tre hướng đến nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường.