Trang chủ / Rau củ quả / Đậu tương

Bệnh Cháy Đỏ Lá

Bệnh Cháy Đỏ Lá
Ngày đăng: 11/08/2011

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh còn được gọi là “bệnh vết phồng vi khuẩn“ hay “bệnh đốm ướt“.

Sau bệnh rỉ, đây là bệnh khá phổ biến trên nhiều giống đậu nành. Ở một số nơi chuyên canh đậu nành trên thế giới, như ở tiểu bang lllinois (Mỹ), hầu hết các giống đều bị nhiễm bệnh này. Bệnh thích hợp trong điều kiện khí hậu ấm áp, lan truyền từ năm này sang năm khác bằng lá bị bệnh và cũng có thể từ hạt giống.

Bệnh tấn công cả cây con lẫn cây trưởng thành, nhưng bệnh thường phát triển trầm trọng từ khi ra hoa trở về sau.

Bệnh xảy ra trên lá, thân, cành và trái, chủ yếu là trên lá.

- Trên lá: vết bệnh là những đốm nhỏ 1 - 2 mm, có góc cạnh hay bất dạng, màu xanh hơi vàng với tâm màu nâu đỏ. Mô tế bào ở giữa đốm bệnh phồng lên như bị ung thư, có một vòng hơi trũng bao quanh.

Khi bệnh phát triển, trên lá có những mãng vàng hoặc nâu với các đốm nhỏ màu nâu đậm. Sau đó, các mãng này bị thủng rách lổ chổ, do các mụn ở giữa đốm bệnh bị khô và rụng đi. Bệnh nặng, cây rụng hết lá.

Triệu chứng ban đầu trông dễ nhầm lẫn với bệnh rỉ, nhưng được phân biệt nhờ vào kích thước, hình dạng, màu sắc và độ nhô của đốm bệnh: vết bệnh rỉ nhỏ, sắc gọn hơn.

Triệu chứng ở giai đoạn sau của bệnh trông dễ nhầm lẫn với bệnh đốm nhũn lá (bacterial blight). Tuy nhiên, bệnh được phân biệt nhờ vào đặc tính hình thành sớm một vòng nhũn nước quanh đốm bệnh của bệnh đốm nhũn lá và hiện tượng thủng lổ chổ trên lá cũng xuất hiện rất sớm ở bệnh đốm nhũn lá.

- Trên thân và cành có các sọc ngắn màu nâu đỏ.

- Trên trái có vết bệnh hình tròn.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. phaseoli ( Smith ) Dowson.

Vi khuẩn hoạt động, có 1 - 2 chiên mao ở một cực (đầu), kích thước: 1,4 - 2,3 x 0,5 - 0,9 micron, thuộc gram âm (G-), không tạo bào tử, không có lớp dịch nhờn. Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua vết thương hoặc qua khí khẩu (stomata). Vi khuẩn lưu tồn trong xác bả cây bệnh và trong hạt giống.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

- Trồng giống kháng bệnh: các ghi nhận trong và ngoài nước cho thấy có các giống kháng được bệnh này như: Scott, Clark 63, Black eyebrow, Davis, Vân nam, Ô môn 1, Năm Căn 1, Việt khái 3, Hòa khánh 74, MTĐ 9,, MTĐ 10, MTĐ 13 và MTĐ 14.

- Vệ sinh đồng ruộng, cày sâu , trồng thưa vá luân canh.

- Khử hạt.

- Áp dụng thuốc gốc đồng.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Đậu Nành Trên Đất Ruộng Trồng Đậu Nành Trên Đất Ruộng

Khi bón phân cho đậu nành, người trồng phải chia ra làm nhiều đợt, với liều lượng chung là 30 – 35 kg phân bón, gồm : ure, DAP và Kali cho 1000 m2. Theo khuyến cáo, người trồng nên bón lót phân lân trước hoặc ngay sau khi gieo sạ. Số lượng phân còn lại chia làm 3 hoặc 4 lần bón, tùy theo điều kiện đất đai và nhu cầu của cây trồng.

29/10/2013
Sâu Xanh Da Láng Hại Đậu Và Cách Phòng Trừ Sâu Xanh Da Láng Hại Đậu Và Cách Phòng Trừ

Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), một trong những dịch hại chính trên đậu phộng (lạc), thuộc họ Ngài đêm (Noctuidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Đây là loại sâu đa thực, cắn phá trên nhiều loại cây trồng như đậu, hành, đậu nành, cà chua, bông vải…

31/05/2014
Dùng Phân NPK Văn Điển Cho Cây Đậu Tương Dùng Phân NPK Văn Điển Cho Cây Đậu Tương

Đậu tương đông trên đất sau lúa mùa là cơ cấu cây trồng quan trọng có tác dụng cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, tăng công ăn việc làm cho bà con nông dân...

15/09/2014
Tăng Hiệu Quả Bón Phân Cho Đậu Nành Tăng Hiệu Quả Bón Phân Cho Đậu Nành

Trồng đậu nành luân canh lúa ở ĐBSCL hiện nay được Nhà nước khuyến khích nhằm giảm sản lượng trồng lúa, tăng nguồn nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản.

04/04/2014
Một số giống đậu tương đang gieo trồng khá phổ biến Một số giống đậu tương đang gieo trồng khá phổ biến

DT2008ĐB có thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày. Cây sinh trưởng khỏe. Hoa màu tím. Hạt màu đen...

03/10/2017