Trang chủ / Rau củ quả / Đậu tương

Làm Mạ Cho Đậu Tương Hè

Làm Mạ Cho Đậu Tương Hè
Ngày đăng: 31/07/2013

Thời vụ trồng đậu tương hè giữa hai vụ lúa năm nay rất ngắn, 15/6 - 25/6. Trồng đậu trên những chân ruộng thu hoạch lúa muộn sau 25/6, để đảm bảo thời vụ cho cây trồng sau, bà con cần làm mạ đậu tương. Làm mạ đậu tương hè, cho phép rải vụ, rút ngắn được thời vụ được 5 - 7 ngày.

Xin giới thiệu kinh nghiệm làm mạ đậu tương hè:

Lượng giống đậu tương cần 1,5 – 2 kg/sào Bắc bộ. Thường sử dụng các giống ngắn ngày như: DT 99 và DT 12 có thời gian sinh trưởng 72 - 75 ngày. Làm mạ đậu tương: Cần 5 - 6 m2 đất mạ cho 1 sào Bắc bộ. Dùng cát 70% + đất màu 30%, tạo độ xốp, trộn thành lớp đất dày 10cm trên nền đất cứng. Sử dụng 1,5 – 2 kg giống tốt để làm mạ cho 1 sào Bắc bộ. Trải đất + cát dày 8cm, dùng ô doa tưới đẫm nước.

Gieo hạt đậu cách nhau 1 - 1,5 cm rồi dùng đất cát phủ dày 1 - 1,5 cm. Dùng bình bơm bông sen phun ẩm nhẹ. Chú ý không để đọng nước trên bề mặt. Nếu gặp mưa cần dùng bạt nilon che đậy kín tránh chẩm hạt. Sau khi hạt nẩy mầm 3 ngày tưới nhẹ mỗi ngày một lần đảm bảo độ ẩm: 70 - 75% độ ẩm đất. Tiến hành nhổ khi cây 6 - 10 ngày tuổi, có 1 - 2 lá (bứng đất rũ nhẹ). Chú ý cấy đậu tương vào buổi chiều để cây đỡ chột, cấy 2 - 3 cây/hốc theo khoảng cách như đã định. Đất ướt dùng thêm một nắm đất khô bỏ vào gốc ấn nhẹ cho chặt gốc, đất khô lấp đất nhỏ xung quanh rồi dùng ô doa tưới đẫm, chăm sóc như hướng dẫn trong qui trình.

Trước khi nhổ cấy 1 - 2 ngày, bà con cần phun phòng dòi đục thân và bệnh lở cổ rễ hại cây con bằng thuốc Padan 95SP hoặc Regent 800WG + Anvil 5 - 10EC hoặc Validamycin 3 - 5SL.

Chăm sóc đậu tương cấy bằng cây con cần khẩn trương, tưới 3 - 4 kg đạm ure + 10 – 15 kg supe lân + 2 kg kali clorua làm 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày sau khi cây đậu đã bén rễ hồi xanh, hoà loãng phân khoáng với nước sạch, để tưới. Sau khi tưới phân khoáng cần dùng o doa tưới lại nước sạch lên tán lá để rửa phân cho khỏi cháy lá non.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Đậu Nành Không Làm Đất Trồng Đậu Nành Không Làm Đất

Chuẩn bị lượng đậu nành giống khoảng 120-130kg/ha. Khi lúa đông xuân vừa chín, tiến hành gieo sạ đậu nành trước rồi đưa máy gặp đập liên hợp vào thu hoạch lúa ngay (chú ý không để lâu, hạt đậu hấp thu nước sẽ bị mềm, khi đưa máy vào thu hoạch lúa sẽ làm ảnh hưởng đến hạt giống).

29/07/2011
Các Bệnh Hại Hạt Và Cây Con Trên Cây Đậu Tương Các Bệnh Hại Hạt Và Cây Con Trên Cây Đậu Tương

Hạt giống từ khi còn được mang trên cây sắp thu họach, đến giai đọan tồn trữ và được mang ra trồng, có thể bị nhiễm nhiều lọai bệnh hạt mang mầm bệnh bên trong hoặc trên lớp vỏ hạt

23/10/2011
Bệnh Đốm Phấn Bệnh Đốm Phấn

Bệnh còn được gọi là bệnh sương mai, rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm. Ở Đồng bằng sông Cửu long, bệnh thường nặng vào vụ Hè Thu và có thể thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi, ngay cả trong vụ Đông Xuân. Điều kiện khí hậu ở nước ta rất thích hợp cho bệnh này phát triển

11/08/2011
Kỹ Thuật Trồng Đậu Tương Đạt Năng Suất Cao Kỹ Thuật Trồng Đậu Tương Đạt Năng Suất Cao

2Lúa xin giới thiệu với bà con phương pháp trồng đậu tương đạt năng suất cao. Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ Đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng chất đạm protein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc.

15/01/2011
Trồng Đậu Nành Rau Trồng Đậu Nành Rau

Các loại đất màu và đất lúa chủ động tưới tiêu đều có thể trồng được đậu nành rau. Nhưng những loại đất thịt nhẹ, có độ phì cao, tơi xốp thì đậu nành rau sẽ thu được năng suất cao. Độ pH thích hợp cho đậu nành rau là 5,8 - 6,5

29/07/2011