Biện Pháp Phòng Trừ Ruồi Đục Thân Và Sâu Đục Quả Đậu Tương
Ruồi đục thân và sâu đục quả đậu tương Có 2 loài gây hại chính cho đậu tương ở những vùng Châu Á nhiệt đới, ruồi hại hạt và sâu đục quả. Chúng gây nhiều tác hại trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Việc phòng trừ chúng cần được thực hiện sớm.
Ruồi đục thân (Ophiomya phaseoli)
Loài côn trùng này hại cây đậu tương còn non từ lúc nảy mầm cho tới 2 tuần tuổi. Nếu chúng phá hoại các cây đậu tương khi được 10 ngày tuổi, thì tỷ lệ chết của cây sẽ là khoảng 90%. Nếu chúng phá hoại khi cây đã cứng cáp hơn một chút, thì hầu hết cây sẽ được sống sót, nhưng còi cọc và ốm yếu.
Những triệu chứng gây hại:
Những triệu chứng đầu tiên là các đốm trắng trên cây con và các lá thứ 1 hoặc thứ 2, ở đó ấu trùng đang hút nhựa cây.
Những triệu chứng tiếp theo càng rõ rệt hơn. Ấu trùng đục rãnh trên cây con và trên lá thứ nhất hoặc thứ hai. Các rãnh xuất hiện thành các đường cong màu nâu trên bề mặt lá.
Nếu bị hại nặng, cây đậu tương héo rũ, vì rễ không thể vận hành bình thường để chuyển vận nước và các chất dinh dưỡng. Trong vòng 2 tuần, những cây bị phá hại sẽ chết.
Phòng trừ
Trước khi trồng, xử lý hạt bằng cách trộn với Marshal 25 ST, theo tỷ lệ 10g/kg hạt. Sử dụng Monokrotofos 15% với lượng 2 lít/ha cho các cây đã gieo được 8 ngày để giết bất cứ ấu trùng nào còn sống sót. Phương thức này có thể làm giảm bớt những sự phá hại của loài ruồi hại hạt tới 92%.
Sâu đục quả (Etiella spp.)
Sâu đục quả phá hại ở giai đoạn hình thành quả. Nếu chúng phá khi cây đậu tương được 42-50 ngày tuổi, thì năng suất mất khoảng 78%.
Triệu chứng
Triệu chứng ban đầu là lớp màng phủ trắng trên bề mặt của quả, ấu trùng nằm trong đó. Khi ấu trùng lớn, thì quả bị hại kém phát triển.
Ấu trùng sống bên trong hạt, tạo thành một lỗ màu nâu sậm trên hạt và đùn các phần đã ăn ra ngoài. Nhìn từ bên ngoài, quả có vẻ teo tóp lại.
Những triệu chứng về sau thường thấy là xuất hiện hai lỗ hay điểm trên vỏ quả, tức là ấu trùng đã rời đi và đã trở thành bướm. Bướm nhỏ và có màu nâu, và sẽ đẻ trứng trên hoa và quả non của cây đậu tương.
Phòng trừ sâu đục quả
Kiểm tra thường xuyên cây đậu tương, từ lúc bắt đầu hình thành quả tới lúc hạt phát triển đầy đủ. Ngay khi phát hiện thấy ấu trùng thì cần phải tiến hành phun thuốc bảo vệ như Karphos với lượng 0,5-1,0lít/ha hoặc Marshal 2 lít/ha. Việc đánh giá cho thấy phương thức này có thể làm giảm sự phá hại của sâu đục quả tới 64%.
Có thể bạn quan tâm
Các loại đậu đỗ nói chung do lớp vỏ mỏng nên khả năng bảo vệ kém, lại chứa nhiều protein và chất béo (2 - 20%) nghĩa là những chất dễ phân giải. Mặt khác đậu đỗ lại là nguồn thức ăn rất tốt cho vi sinh vật và côn trùng phá hoại mạnh, rất dễ bị mốc, oxy hoá, lượng axit béo tăng lên, phẩm chất của đậu đỗ giảm xuống. Thuỷ phần của hạt 15 - 16% và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng tự bốc nóng.
Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) vừa chọn tạo thành công và khuyến cáo các địa phương đưa vào gieo trồng giống đậu tương cao sản DT51.
Triệu chứng bệnh Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con. Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.
Mục đích: Cải tạo đất và có thêm thu nhập cải thiện đời sống gia dình. Bước 1: Chuẩn bị làm đất - Phát cỏ, dọn sạch đổ thành đống và đốt, sau đó dùng Trâu cày - Thời gian cày vào khoảng đầu tháng 7 dương lịch, cày xong phơi để ải trong 15 ngày - Làm luống rộng 35 - 40 cm, cao 20 cm, dài tùy theo nương, đào hốc trồng ngô với hốc cách hốc 30 cm, luống cách luống 25 - 30 cm
1. Đất trồng: Các loại đất màu và đất lúa chủ động tưới tiêu đều có thể trồng được đậu nành rau. Nhưng những loại đất thịt nhẹ, có độ phì cao, tơi xốp thì đậu nành rau sẽ thu được năng suất cao. Độ pH thích hợp cho đậu nành rau là 5,8 - 6,5. - Phân bón: tùy thuộc vào độ phì của đất. Ở mức trung bình cần bón 10 tấn phân chuồng, 40 kg N, 80 kg P2O5, 70 kg K2O cho 1 ha. Ở đất nghèo dinh dưỡng có thể bón 50 kg N, 100 kg P2O5, 90 kg K2O và 15-20 tấn phân chuồng cho 1 ha. Bón làm 2 lần: lần thứ 1 bón lót phân chuồng, phân lân, phân kali và 50% phân đạm; 50% phân đạm còn lại bón thúc vào lúc bắt đầu hình thành quả.