Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Bệnh Bạc Lá Trên Cây Lúa

Bệnh Bạc Lá Trên Cây Lúa
Ngày đăng: 28/10/2013

Bệnh do vi khuẩn gây ra và phát triển mạnh trong điều kiện ấm nóng nên ở các tỉnh phía Bắc bệnh xuất hiện từ cuối tháng 3 trở đi và thường gây hại nặng trong vụ lúa mùa. Những năm thời tiết ẩm ướt, nhiều mưa, bão là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển.

Vết bệnh bắt đầu giống như những sọc thấm nước ở rìa lá, có màu vàng đến màu trắng. Vết bệnh có thể bắt đầu ở một hoặc cả hai bên mép lá, hoặc bất kỳ điểm nào trên lá, sau đó lan ra phủ toàn bộ lá. Trên giống nhiễm, vết bệnh có thể lan tới tận bẹ lá. Ruộng lúa cấy dày, bón nhiều đạm, ruộng hẩu, trồng các giống nhiễm, bệnh nặng.Trong quá trình nhổ cấy, vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống dẫn nhựa của cây lúa khi nhổ mạ bị đứt rễ hoặc lúc lá lúa bị tổn thương.Khi vi khuẩn xâm nhập vào cây lúa qua rễ và gốc, cây có thể biểu hiện ngay triệu trứng Kresek: lá và toàn bộ cây lúa bị héo từ thời kỳ mạ đến bắt đầu thời kỳ đẻ nhánh. Đôi khi lá bệnh của giống lúa dễ nhiễm bệnh có màu nhạt. Lá già có vẻ bình thường và có màu xanh, lá non có màu vàng trắng đồng đều hoặc vàng hoặc sọc vàng pha xanh. Nguồn vi khuẩn gây bệnh vẫn còn tồn dư trong rơm rạ, lúa chét, hạt của cây lúa bị bệnh và cỏ dại ký chủ. Vi khuẩn lây nhiễm nhờ giọt sương, nước tưới, nước mưa, nước lụt và gió mạnh thổi vào buổi sáng; vi khuẩn hình thành những giọt dịch nhỏ, cứng và dính vào nước làm tan dịch vi khuẩn và lan ra dọc theo lá; gió làm xây xát lan ra các lá khác. Bệnh nặng, lá lúa cháy, đặc biệt lá đòng cháy làm lúa lép lửng cao, giảm năng suất nghiêm trọng. Bệnh này cũng rất dễ phát sinh thành dịch, nhất là ở những nơi gieo cấy cáy giống nhiễm bệnh.Phòng trừ bằng cách:● Sử dụng các giống lúa kháng bệnh bạc lá để đưa vào gieo cấy ở vụ mùa.● Bón vôi từ 10-15 kg/sào Bắc bộ, làm đất phải đủ ngấu để tránh ngộ độc rễ, có thể rắc tro bếp thay cho vôi bột.● Cấy mạ đủ tuổi cũng là một biện pháp giảm nhẹ bệnh. Nên bón cân đối NPK, và bón NPK tổng hợp có hàm lượng kali cao. Chú ý bón nặng đầu, nhẹ cuối (bón lót sâu, bón thúc sớm hết lượng đạm và kali), không nên bón kali vào lúc lúa đứng cái vì như vậy cây lúa bị huy động đạm nên dễ bị bạc lá. Trong vụ mùa sau những đợt mưa lớn cần quan sát để phun thuốc phòng chống bạc lá.● Đối với các tỉnh phía Bắc: các giống lúa lai trong vụ phải chú ý bố trí cơ cấu mùa vụ và xác định vùng sản xuất, nói chung không nên bố trí nhiều diện tích lúa lai trong vụ mùa. Đối với các giống lúa chất lượng trong vụ mùa nên bố trí cấy lùi thời vụ vào cuối tháng 7 để lúa trỗ trong khoảng từ 25/9 đến 5/10 vào lúc thời tiết mát sẽ đỡ bị bạc lá hơn.● Phun thuốc phòng chống bạc lá như: Sáa 20WP, Xanthomix 20WP vào sáng sớm hay chiều mát. Phun các thuốc trừ bệnh nếu có biểu hiện bệnh sẽ nặng bằng các loại thuốc: Bactocide 12 WP, Kasumin, Staner...

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 7 Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 7

Đối với sạ ngầm, do không có điều kiện tháo nước nên phải làm đất trong điều kiện ngập sâu, cần nhổ sạch cỏ, gốc ra, trục cho đất thật mềm để hạt lúa dễ bám vào

26/01/2018
Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 8 Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 8

Ngay sau khi thu hoạch lúa đông xuân, đất được phơi khô 5 – 7 ngày, xong rải rơm đều khắp ruộng, phơi khô rồi đốt. Sau đó cho nước vào ngập ruộng

26/01/2018
Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 9 Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 9

Cách chuẩn bị hạt giống như sạ uớt hoặc như sạ khô. Điều quan trọng là nên chọn giống lúa thích hợp để giảm sự cạnh tranh lẫn nhau khi sạ chung trên cùng một dt

29/01/2018
Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 10 Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 10

Tùy điều kiện cụ thể từng nơi và yêu cầu của từng vụ mà chọn cách làm mạ thích hợp, miễn bảo đảm có cây mạ tốt, to khỏe, cứng cáp, xanh tốt, không sâu bệnh

29/01/2018
Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 11 Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 11

Cấy lúa phải bảo đảm các yêu cầu: cấy đúng tuổi mạ, đúng khoảng cách và cấy cạn. Tuổi mạ dài và ngắn tùy theo thời gian sinh trưởng của giống lúa và phương pháp

29/01/2018