Bến Tre đã tìm ra nguyên nhân làm chết nghêu hàng loạt

Kết quả xét nghiệm cho thấy, đa số các mẫu nghêu đều đang vào mùa sinh sản. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng Perkinsus sp từ 80% - 100% ở tất cả các mẫu. Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng trong các mẫu nước, mẫu bùn, mẫu nghêu cũng rất cao. Đặc biệt, số lượng cao của vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus xuất hiện trên các mẫu nghêu - đây là loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh cao cho các đối tượng thủy sản.
Theo ông Huỳnh Văn Cung – Quyền Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre, các Hợp tác xã có nghêu chết cần san thưa nghêu khi mật độ dày, di dời ra vùng bãi sâu hơn, giảm mật độ nghêu ở các bãi cao, thu hoạch nghêu giống có kích cỡ nhỏ hơn; đồng thời, làm tốt công tác vệ sinh sân bãi, thu gom những con nghêu chết, sắp chết để di chuyển ra khỏi khu vực nuôi nghêu nhằm tránh lây nhiễm sang các cá thể nghêu khác còn sống.
Như tin đã đưa: từ cuối tháng 3 đến nay, tại tỉnh Bến Tre có trên 1.000 ha nghêu bị chết với tỉ lệ từ 10% - 80%; trong đó thiệt hại nặng nhất là Hợp tác xã thủy sản ở huyện Bình Đại, Ba Tri, với tổng thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Vụ này, Bình Định có kế hoạch SX 47.129 ha lúa, trong đó 29.411 ha SX trên chân đất 2 vụ/năm; 17.589 ha SX trên chân đất 3 vụ/năm.

Trung tâm KN-KN Quảng Ngãi vừa bế giảng lớp bồi dưỡng, kiểm tra tay nghề dẫn tinh viên phục vụ thực hiện Dự án “Cải tiến, nâng cao chất lượng giống bò thịt, giai đoạn 2014 - 2018” cho 30 học viên.

UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) triển khai dự án “Hỗ trợ hợp tác công - tư phát triển ngành xoài bền vững”.

Sáng 17/11, nhân viên Đội Quản lý trật tự tuyến biển TP Tuy Hòa (Phú Yên) phải cắm biển cảnh báo nguy hiểm cấm người dân xuống biển tắm, do có cá lạ xuất hiện.

Đến giữa tháng 11.2015, Chi cục Thủy sản Tây Ninh đã cấp hơn 300 giấy chứng nhận đăng ký cho tàu cá của ngư dân đánh bắt trong hồ Dầu Tiếng.