Hoa ly Tây Tựu chết hàng loạt nông dân mất tiền tỷ

Nếu mọi năm, người nông dân Tây Tựu nơm nớp lo lắng vì ly nở sớm, nở muộn, hoa bung không đúng dịp... thì năm nay với diễn biến thời tiết khó lường, già nửa ruộng hoa bị cháy nõn, nông dân Tây Tựu đang gần như mất trắng.
Những bông hoa ly Tây Tựu bị cháy nõn do bị đọng nước độ ẩm quá lớn từ đất bốc lên và mưa kéo dài.
40-80% hoa ở các ruộng đều bị cháy xém do thối rữa.
Mặc dù ở phía Bắc có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân biệt thành 4 mùa rõ ràng, nhưng trên thực tế mấy năm gần đây, sự phân biệt từng mùa hầu như không rõ rệt.
Năm nay đã đến giữa mùa đông nhưng mới chỉ có vài đợt không khí lạnh yếu.
Trong khi đó vẫn có những trận mưa rào lớn làm ngập úng, ảnh hưởng đến các loại hoa trồng nói riêng và rau màu nói chung.
Khoảng hơn chục năm trở lại đây, người dân Tây Tựu đầu tư chủ yếu vào trồng hoa ly.
Nhiều giống hoa mới được nhập về với giá không hề rẻ, khoảng trên 20.000 đồng/củ.
Hoa ly được bán ngay tại ruộng, thậm chí nhiều người còn đánh giá hoa ly Tây Tựu không hề kém cạnh hoa ly Đà Lạt.
Những bông hoa ly không còn khả năng phục hồi.
Không chỉ bị thối nõn mà phần dưới lá cũng gần như bị úa và hỏng.
"Ngay đợt vừa rồi thôi, ở đây nhà nào trồng hoa ly giỏi lắm thì lỗ một hai chục triệu, còn lỗ ba bốn chục triệu là chuyện quá bình thường" - bà Thắng, một nông dân kỳ cựu với kinh nghiệm 40-50 năm trồng hoa ly Tây Tựu cho hay.
"Thối hết rồi, cháy hết rồi, gần 7 sào chứ có ít gì.
Chẳng còn cách nào mà khắc phục, chịu thôi" - anh Quang, một trong những nông dân Tây Tựu, Từ Liêm sang Hạ Mỗ, Đan Phượng thuê đất để trồng hoa ly buồn rầu chia sẻ.
Trung bình một sào hoa ly sẽ mất khoảng hơn trăm triệu, một mẫu sẽ rơi vào khoảng hơn một tỷ tiền mua củ chưa kể các loại tiền như đánh thuốc, làm vườn, che chắn,...
Với thiệt hại ít nhất là 50% tổng số vườn và nặng lên tới 80-90%, nông dân Tây Tựu chỉ có nước "khóc ròng".
Nhìn nắng mưa bất chợt trên những ruộng hoa, người trồng hoa ly Tây Tựu đang bất lực trước những nụ hoa đang cháy.
Bao nhiêu tiền bạc gom góp được, họ đã đổ vào những ruộng hoa này.
Năm nay nụ hoa bị thối, mất mùa thì coi như dân Tây Tựu...
mất Tết.
Không trông chờ gì vào hoa ly Tết, nông dân Tây Tựu đành chăm chút, hi vọng vào những vụ hoa sau.
Có thể bạn quan tâm

Bình Định đang trong mùa nắng nóng gay gắt, nhu cầu giải khát của người dân tăng cao, đây là điều kiện để cây rau má ở phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) tăng giá.

Vụ Hè Thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình thâm canh lúa cải tiến tại các địa phương trong tỉnh, kết quả rất khả quan.

Trong 2 ngày (21và 22-8), Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Pleiku tổ chức thả trên 116 ngàn con cá giống ra hồ B công trình thủy lợi Biển Hồ, thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

Người chăn nuôi gia cầm đang phải chịu nhiều rủi ro vì giá thức ăn, dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Để tránh những rủi ro này, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng nhiều hộ gia đình chuyển hướng sang chăn nuôi gia công cho DN trong và ngoài nước. Đây đang là mô hình chăn nuôi ít rủi ro do được bao tiêu sản phẩm.