Bắt cá sấu trong vuông tôm

Anh Nguyễn Văn Dự cho biết, vào khoảng 19 giờ tối 15/8, sau khi đi thăm lú xong anh chống xuồng lên trảng kiểm tôm nuôi, anh pha đèn phát hiện một vật có hình thù rất lạ nổi trên mặt nước cách anh khá xa, khi đến gần mới phát hiện vật lạ ấy chính là con cá sấu. Anh Dự gọi điện về nhà cách đó khoảng 500m, huy động thành viên trong gia đình mang lưới ra để khống chế bắt con cá sấu đang ẩn nấp trong vuông tôm.
Sau gần một giờ đồng hồ, gia đình anh Dự đã khống chế và bắt được con cá sấu mang về nhà, xích chặt trong chiếc xuồng ba lá làm bằng Composite. Đồng thời trình báo với chính quyền địa phương. Đến thời điểm này vẫn chưa tìm được chủ nhân của con cá sấu. Đây là loại động vật có bản tính hung hăng, nên người dân xã Hưng Mỹ hết sức hoang mang lo sợ và mong muốn ngành chức năng sớm tìm ra nguyên nhân cá sấu xuất hiện trong vuông tôm, cũng như có biện pháp ngăn ngừa giúp người dân an tâm lao động sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Ban đầu, chỉ có vài chục hộ ở xã Đại An (huyện Trà Cú) tận dụng nguồn cá tạp khai thác biển để nuôi. Từ đầu năm đến nay, tỉnh Trà Vinh có thêm 1.200 hộ thả nuôi khoảng 200 triệu con cá lóc giống trên diện tích gần 200ha; tổng sản lượng đã thu hoạch được gần 20.000 tấn cá lóc thương phẩm.

Tính đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trong toàn tỉnh Cà Mau đạt 7.844,26 ha, tăng 1.844,26 ha so với cuối năm 2013 (trong đó diện tích đang thả nuôi hơn 4.000 ha), vượt kế hoạch năm 2014 trên 844 ha.

Trước tình trạng dịch bệnh trên tôm xảy ra phổ biến, nhiều bà con huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) chuyển sang nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến (bao gồm cả luân canh lúa - tôm), với mong muốn mang lại hiệu quả kinh tế cao và giảm thiệt hại khi có dịch bệnh xảy ra.

Tuy nhiên, lợi nhuận từ nuôi cá tra tiếp tục không ổn định, bên cạnh lượng cá đến kỳ thu hoạch không nhiều. Toàn tỉnh hiện có 429,5ha mặt nước sử dụng nuôi cá tra thâm canh, trong đó diện tích đang thả nuôi là 273,5ha, diện tích treo ao vẫn còn khá cao trên 34ha, chuyển sang nuôi các đối tượng khác hơn 10ha.

Ông Nguyễn Đức Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) cho biết: Tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng năm 2014 trên địa bàn huyện đạt được là 19.819 tấn, đạt 113% so với kế hoạch. Giá trị kinh tế mang lại tương đương 2.770 tỷ đồng. Đây là năm huyện Cầu Ngang có sản lượng tôm thương phẩm đạt cao nhất từ trước đến nay.