Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắt 10 Vụ Khai Thác Và Vận Chuyển Trái Phép Hơn 34 Tấn Sò Lông Trong Thời Gian Cấm Khai Thác

Bắt 10 Vụ Khai Thác Và Vận Chuyển Trái Phép Hơn 34 Tấn Sò Lông Trong Thời Gian Cấm Khai Thác
Ngày đăng: 14/05/2014

Theo Thông báo của UBND tỉnh Bình Thuận từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/7, tỉnh sẽ cấm hoạt động khai thác, thu mua vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản gồm: Sò lông, Điệp, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận để bảo vệ và khôi phục nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao đang ngày càng bị cạn kiệt.

Nhưng vì lợi nhuận trước mắt một số bà con vẫn cố tình khai thác hải sản non, hải sản trong thời gian sinh sản. Vào lúc 16h ngày 8/5/2014 tại khu vực xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam xe tải mang biển số 86C- 00399 bị lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản và Cảnh sát môi trường tỉnh Bình Thuận bắt quả tang và lập biên bản khi đang bốc xếp một số lượng lớn sò lông. Trên xe có chứa 23 bao tải sò lông với kích cỡ 30-35cm với khối lượng 4.500kg, số sò lông này được đưa vào TP. HCM để tiêu thụ.

Cùng thời gian này, ngày 7/5/2014 tại số nhà D29- Khu Dân cư Tam Biên thuộc phường Phú Thủy, Tp. Phan Thiết. Vào lúc 17h10 Đội Cảnh sát môi trường tiến hành kiểm tra bắt quả tang toàn bộ 30 bao sò lông khi đang được bốc vác lên xe tải mang biển số 79C- 04307 do Ông Huỳnh Thế Bình làm tài xế, theo lời khai của Ông Bình 4.150kg sò lông này sẽ được vận chuyển về huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa tiêu thụ.

Được biết từ lúc có thông báo cấm lặn cho đến nay, đội thanh tra chuyên ngành thủy sản phối hợp với Cảnh sát môi trường tỉnh Bình Thuận đã bắt được 10 vụ khai thác và vận chuyển trái phép hơn 34 tấn sò lông và các loại, theo điều 28 khoản 02 điểm D của Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ sẽ phạt tiền ở mức cao nhất từ 10 – 20 triệu đồng đồng thời tịch thu toàn bộ tang vật.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật

Xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài việc đồng áng, nhiều phụ nữ còn thời gian nhàn rỗi. Nhằm tạo thêm việc làm, năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tư vấn giới thiệu mô hình nuôi ong cho các chị phụ nữ trong xã.

11/04/2013
Cơ Hội Để Nông Dân Nâng Cao Thu Nhập Cơ Hội Để Nông Dân Nâng Cao Thu Nhập

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.

30/10/2013
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái, Bền Vững Ở Đông Hải (Bạc Liêu) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái, Bền Vững Ở Đông Hải (Bạc Liêu)

Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

12/04/2013
Thanh Long Ruột Đỏ Bén Rễ Trên Đất Thủ Đô Thanh Long Ruột Đỏ Bén Rễ Trên Đất Thủ Đô

Từ một hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), đến nay Hà Nội đã có hàng chục hộ trồng, với diện tích hơn 30ha, thu nhập đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm. Cây TLRĐ đã và đang dần khẳng định thế đứng trên đất Thủ đô.

12/04/2013
Chủ Động Dập Dịch Lợn Tai Xanh Ở Thái Bình Chủ Động Dập Dịch Lợn Tai Xanh Ở Thái Bình

Tỉnh Thái Bình đang tập trung chỉ đạo dập dịch lợn tai xanh tại 2 xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) và Vũ Vân (huyện Vũ Thư). Hiện tình hình dịch bệnh tai xanh trên địa bàn 2 xã này bước đầu được khống chế, số lợn bị ốm cơ bản đã được chữa trị kịp thời và đang dần hồi phục.

13/04/2013