Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bấp Bênh Sò Huyết?

Bấp Bênh Sò Huyết?
Ngày đăng: 05/11/2013

Thất bại vụ sò huyết năm 2011-2012, hầu hết bà con nuôi sò trong toàn tỉnh Bến Tre đã nói không với loại hải sản này. Dù rằng con sò trước kia đã từng góp phần xóa đói, giảm nghèo cho rất nhiều nông dân!

Lo ngại sau vụ sò chết

Anh Nguyễn Văn Bồng (40 tuổi, xã Thạnh Hải, Thạnh Phú) cho biết: Năm 2011, anh đầu tư đầm sò huyết giống Thái Lan, hơn 210 triệu đồng, nuôi sò vỗ béo khoảng 1 năm sau thì thu hoạch. Trên diện tích bãi chiều ngang 3m chiều dài gần 200m, tiền kobe tạo bãi là hơn 50 triệu đồng. Khoảng 4 tháng đầu, sò phát triển rất tốt, nhưng đến giai đoạn chừng 300 con/kg thì chai cứng không chịu lớn, và chết từ từ. Trong khi sò huyết phải từ 100 con/kg mới có lời. Tưởng đâu do môi trường nên anh Bồng đã bỏ thêm tiền và công sức ra để dời sò sang vị trí khác nhưng dời đến 3 lần vẫn cứ ở tình trạng đó.

Trường hợp của ông Trần Văn Kiệt 54 tuổi, xã Thạnh Phong mới đáng chia sẻ. Trước kia, ông nghèo khó, sau đó kinh doanh sò con mà khá lên rất nhanh. Cũng trong vụ sò 2012-2013 này, ông mua từ Bình Đại 400kg sò cám, giá gần 20 triệu/kg, giống sò Thái Lan và Trung Quốc để bán cho người dân trong vùng. Nhưng người dân ở huyện Thạnh Phú không dám nuôi sò nữa và số lượng sò giống 400kg không thể trả lại nên ông đã tán gia bại sản. Hiện ông cùng gia đình đi bán nhang rong ruổi khắp các huyện trong tỉnh để sống qua ngày…!

Vẫn chưa tìm được nguyên nhân sò chết

Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2012 giá sò là quá thấp, tình trạng bán sò cho thương lái “lạ” cũng đã góp phần đáng kể cho sự thất bại của người nuôi sò trong toàn tỉnh. Anh Trương Văn Lê (47 tuổi, xã Thạnh Hải) vớt vát được gần 50% vốn do sớm nhận ra xu hướng tồi tệ của con sò, nhưng 90 triệu đồng của anh cũng “không cánh mà bay” theo sự mất tích của thương lái “lạ”. Anh Lê cho biết: “Thương lái nhờ người quen mua và đặt cọc 10 triệu đồng, hứa sau khi tiêu thụ sẽ về trả luôn lãi phát sinh trong thời gian thiếu nợ. Vì nhẹ dạ tin vào tình cảm người quen nên khi thương lái biến mất rồi, người đại diện mua cũng không có tiền trả vì họ chỉ mua giúp thương lái để lấy hoa hồng”.

Năm 2013 này giá sò cao nhưng bà con không có sò để bán

Ông T.L.T, chủ một trại ươm sò giống tại Bình Đại cho biết: “Chúng tôi sản xuất sò giống theo quy trình kỹ thuật đàng hoàng, nhưng đến nay cũng chưa biết tại sao mà vụ 2011-2012 lại gặp tình trạng đó. Đâu chỉ riêng giống sò Thái Lan của chúng tôi, các trại giống khác đều gặp tình cảnh tương tự. Vụ 2013 này, cơ sở đã giảm số lượng gần 70%”.

 

Ông Lê Văn Trung, Chi cục phó Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre cho biết: “Chúng tôi đã gửi mẫu sò để giám định và tìm nguyên nhân sò chết, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Qua bước đầu phân tích thì trên những con sò này có nhiều loại kí sinh trùng (chiếm 60% trọng lượng ruột sò, nằm trong các mô thịt). Những loại kí sinh trùng này bước đầu xác định là không có khả năng gây bệnh cho sò. Đây cũng là nguyên nhân làm con sò chậm lớn vì chúng sẽ hấp thụ hết chất dinh dưỡng”.

Theo khuyến cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, bà con phải thả sò đúng thời vụ vì con sò chết do nguyên nhân liên quan đến độ mặn - ngọt của nước, mật độ thả nuôi cũng là yếu tố quyết định lượng thức ăn cho sự phát triển của con sò.


Có thể bạn quan tâm

Nguy Cơ Từ Gieo Sạ Sớm Nguy Cơ Từ Gieo Sạ Sớm

Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sau khi thu hoạch xong lúa Hè thu đã khẩn trương dọn đất để sạ lại vụ lúa Thu đông 2013, với mong muốn thu hoạch lúa trước khi lũ về. Điều này, đặt ra nhiều lo lắng cho ngành chức năng về khả năng ngộ độc hữu cơ và sâu bệnh.

04/06/2013
Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái bước đầu được người chăn nuôi đánh giá là hiệu quả nhất so với các phương pháp nuôi truyền thống về việc xử lý mùi hôi và hạn chế thấp nhất tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơ quan nào có thể mạnh dạn trả lời cho câu hỏi: “Nên hay không nên nhân rộng mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái?”.

06/06/2013
Tạo Thế Chân Kiềng Phát Triển Cà Phê Tây Nguyên Tạo Thế Chân Kiềng Phát Triển Cà Phê Tây Nguyên

Cà phê là cây trồng chủ lực, đưa lại thu nhập chính cho người dân các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay, vườn cà phê tại Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào thời kỳ già cỗi cần được tái canh. Để thực hiện việc này đòi hỏi nguồn vốn lớn...

06/06/2013
Cá Điêu Hồng Tăng Giá, Người Nuôi Chưa Chịu Bán Cá Điêu Hồng Tăng Giá, Người Nuôi Chưa Chịu Bán

Người dân nuôi cá điêu hồng ở Lai Vung (Đồng Tháp) rất phấn khởi vì chỉ trong vòng 2 tháng trở lại đây, cá điêu hồng liên tục tăng giá từ 28.000 đồng/kg lên 34.000 đồng/kg và giá đang tiếp tục tăng, hiện đang ở mức 36.000 - 37.000 đồng/kg (loại 2 con/kg trở lên). Với mức giá này, người nuôi cá điêu hồng sẽ đạt lợi nhuận trên dưới 10.000 đồng/kg.

08/06/2013
Người Bạn Của Nông Dân Người Bạn Của Nông Dân

“Ông Thêm là một cán bộ hội có tài lãnh đạo luôn được hội viên, ND tin yêu” - đó là nhận xét của ông Nguyễn Văn Khuyên - Chủ tịch Hội ND huyện Lý Nhân, Hà Nam khi nói về ông Ngô Văn Thêm - Chủ tịch Hội ND xã Nhân Chính.

08/06/2013