Tỷ Phú Gà Lương Phượng Ở Hà Nội
Vào một ngày đầu đông, chúng tôi có dịp tìm tới trang trại gà siêu trứng của ông Đôn Đức Hùng tại Phượng Cách, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Từ một người tàn tật, giờ đây ông Hùng không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ nhiều người, giúp họ có công ăn việc làm ổn định.
Với diện tích chỉ 3.000 m2, ông Hùng nuôi gần 5.000 gà siêu trứng. Chỉ tính riêng tiền trứng, mỗi ngày ông thu về trên 1 triệu đồng. Nếu tính cả thu nhập từ bán gà giống, mỗi năm trang trại gà mang về cho gia đình ông hơn 300 triệu đồng tiền lãi.
Ông Hùng cho biết, do có ý tưởng ấp ủ một trang trại gà nên từ năm 1992, ông đã tận dụng phần diện tích nhỏ trong vườn để nuôi gà. Nhận thấy nhu cầu của người dân về giống gà và nhu cầu sử dụng trứng làm thức ăn, ông quyết định phát triển đàn gà theo quy mô trang trại, vừa cung cấp giống, vừa bán trứng. Năm 2002, ông đầu tư 2 tỷ đồng, đấu thầu 3.000 m2 để xây dựng chuồng trại và mua giống gà Lương Phượng siêu trứng. Một trại gà hoàn chỉnh được ông Hùng thiết kế từ chuồng nuôi đến việc tự làm mưa nhân tạo trên mái, cửa hút ánh sáng, chuồng riêng cho gà đẻ trứng… "Tôi thấy thiết kế như vậy vừa chống nóng cho gà tốt, vừa đỡ được điện, lại tạo được sự thông thoáng, giúp đảm bảo tốt môi trường sống của đàn gà", ông Hùng nói.
Mấy chục năm trước, không ai có thể tưởng tượng cậu bé bại liệt ngày nào, giờ có thể trở thành tỷ phú. Vượt lên số phận, ông tự thiết kế một chiếc xe ba bánh phù hợp với cơ thể bệnh tật của mình. Với chiếc xe tự chế, ông Hùng từng lên tận Lạng Sơn để làm ăn, buôn bán. Nhưng sau những đợt đi ngược về xuôi, cái nghề mà ông lựa chọn và gắn bó lại là nuôi gà Lương Phượng. Hơn một chục năm gắn bó với con gà, có lẽ thời điểm ông Hùng nhớ nhất là năm 2003 - 2004.
Dịch cúm gia cầm ập đến, trứng không tiêu thụ được và bị hỏng. Năm ấy, hơn 200 triệu đồng đội nón ra đi, trong khi ông vẫn còn nợ nần chồng chất từ hồi đầu tư trang trại. Nhưng khi dịch qua đi, đàn gà của ông Hùng không nhiễm bệnh, nhờ đó trứng và giống lại bán chạy. Cứ đều đều 400 triệu đồng tiền lãi một năm, ông trả được nợ, và đến giờ, còn tạo được công ăn việc làm thường xuyên cho nhiều lao động, với mức lương trung bình 2 triệu đồng/tháng.
Đến giờ, trại gà của ông Hùng chưa một lần bị dịch cúm. Đó là vì ông luôn tìm hiểu và áp dụng các biện pháp khoa học. Nhưng không giữ làm bí quyết riêng cho mình, ông Hùng còn sẵn sàng chia sẻ với bất cứ ai tìm đến trang trại để trao đổi kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm
Bước vào niên vụ thu hoạch cà phê năm 2013, mặc dù giá nhân công đã “đội” lên, tăng cao so với những năm trước, song do thiếu nhân công tại chỗ nông dân vẫn phải “bấm bụng” thuê với giá cao…
Ngày 2/11, ông Nguyễn Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho biết huyện vừa có tờ trình xin UBND tỉnh Phú Yên cho phép sử dụng tạm thời 150ha mặt nước ở phía đông vịnh Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, đoạn từ bãi Bàng đến bãi Nhãn để sắp xếp 7.229 lồng nuôi trồng thủy sản của 271 hộ dân và 1 doanh nghiệp trong tỉnh đang nuôi thủy sản ở khu vực Vũng Rô.
Thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về việc “tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa”.
Tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định, Bộ không cấm người dân thu gom ốc bươu vàng.
Đến Tháp Mười, tôi có dịp gặp những người trồng sen, có người gần như gắn bó cả đời với cây sen. Ngồi bên cánh đồng sen mênh mông nước, người thì kể cái duyên mà mình gắn bó với sen, người thì vui mừng vì sen đột ngột lên giá, về triển vọng cây sen trong tương lai, cũng có người băn khoăn về hướng đi của cây sen - nhưng điểm chung nhất là ai cũng mong muốn sen hồng mãi tỏa hương, mãi là loài cây lấy hạt chủ lực trên vùng đất Tháp Mười.