Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bảo Lâm Huy Động Nguồn Lực Giảm Nghèo

Bảo Lâm Huy Động Nguồn Lực Giảm Nghèo
Ngày đăng: 30/06/2013

Trong những ngày lạnh giá của mùa đông,  hàng nghìn giáo viên và học sinh các dân tộc huyện Bảo Lâm đã được đón Tết Nhâm Thìn vừa qua trong những căn phòng kỹ túc xá khang trang, sạch đẹp, ấm cúng.

Đó là kết quả hỗ trợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cho huyện nghèo trong thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ với số tiền hơn 10 tỷ đồng để xây dựng 151 phòng ký túc xá cho giáo viên và học sinh.

Nhân dân xã Quảng Lâm (Bảo Lâm) tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng diện tích sắn lên 29 ha, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2011, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Bảo Lâm đã nỗ lực vươn lên, phát huy nội lực, đạt được nhiều thành tích trong phát triển KT - XH. Đặc biệt, huyện đã thực hiện hiệu quả Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ thúc đẩy việc giảm nghèo nhanh và bền vững. Đồng chí Nguyễn Duy Lai, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm khẳng định: Nghị quyết 30a chính là động lực để giúp Bảo Lâm vươn lên phát triển KT - XH, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.

Từ năm 2009 đến nay, thực hiện Nghị quyết 30a, Bảo Lâm được phân bổ hơn 110 tỷ đồng. Huyện đã chủ động lồng ghép nguồn vốn với các chương trình, dự án phát triển khác để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho nhân dân địa phương. Hơn 93 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư phát triển, huyện đã bố trí thực hiện đầu tư 54 công trình cấp thiết, như: trụ sở UBND các xã, công trình giao thông, thủy lợi, điểm định canh định cư, nước sinh hoạt..., giúp người dân vùng sâu, vùng xa phát huy những tiềm năng thế mạnh địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội. Riêng năm 2011, huyện bố trí đầu tư cho 25 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, đã có 2 công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng là mương thủy lợi Nặm Trà, xã Thái Sơn và mương thủy lợi Bản Cải, xã Vĩnh Quang.

Huyện sử dụng hiệu quả hơn 15,3 tỷ đồng vốn sự nghiệp để thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo. Trong đó, 2 năm 2009 - 2010 đã hỗ trợ 372 triệu đồng cho hộ nghèo làm chuồng trại; gần 130 triệu đồng để hỗ trợ trồng rừng sản xuất, hơn 320 triệu đồng hỗ trợ khoanh nuôi bảo vệ 1.602 ha rừng; 1 tỷ 226 triệu đồng hỗ trợ kiến tạo ruộng bậc thang; 2 tỷ 455 triệu đồng cho 491 hộ nghèo mua bò cái sinh sản; 203 triệu đồng để trồng cỏ; 241 triệu đồng hỗ trợ đào tạo, dạy nghề cho lao động.

Năm 2011, huyện hỗ trợ 2.447 hộ nghèo hơn 118 tấn phân bón NPK, 16.060 kg giống ngô lai, 3.872 kg giống lúa lai. Hỗ trợ 200 hộ mỗi hộ 1 triệu đồng để sửa chữa chuồng trại chăn nuôi gia súc, 250 triệu đồng mua giống cỏ phát cho các hộ để trồng cỏ nuôi bò. Hỗ trợ mua hơn 800 con bò cái sinh sản để cấp cho các hộ nghèo.

Hỗ trợ 87 hộ nghèo các xóm sát biên giới hơn 53,6 tấn gạo. Huyện luân chuyển 2 cán bộ tăng cường về làm cán bộ chủ chốt xã và tuyển 43 trí thức trẻ tình nguyện về làm việc tại các xã, thị trấn. Cho các hộ nghèo vay vốn ưu đãi hơn 30 tỷ đồng để phát triển sản xuất.

Từ năm 2009 đến nay, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh và cán bộ, công chức của huyện đã đóng góp được 872 triệu đồng để hỗ trợ làm nhà văn hóa cộng đồng, mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, công cụ sản xuất để hỗ trợ cho hộ nghèo; hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở, tặng học bổng, quần áo, sách vở cho học sinh nghèo.

Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam hỗ trợ 1 tỷ đồng, Tổng Công ty Kinh doanh vốn Nhà nước hỗ trợ 600 triệu đồng, Mặt trận Tổ quốc tỉnh hỗ trợ 402 triệu đồng để xóa 1.339 nhà dột nát cho hộ nghèo và hơn 1 tỷ đồng để làm 2 nhà Đại đoàn kết và nhà bán trú cho học sinh xã Đức Hạnh. Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ 800 triệu đồng để xây Trạm Y tế xã Vĩnh Quang.

Năm 2011, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đã ủng hộ 10 tỷ đồng để xây dựng 147 phòng bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên tại 12/14 xã, thị trấn; hỗ trợ cho Bệnh viện Đa khoa huyện 1 xe cứu thương chất lượng cao. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh hỗ trợ 280 triệu đồng xây dựng 4 phòng bán trú cho học sinh Trường THPT Bảo Lâm.

Quảng Lâm là một trong những xã đặc biệt khó khăn của Bảo Lâm, có 908 hộ, trong đó có 564 hộ nghèo, chiếm 62%. Nghị quyết 30a thực sự tạo điều kiện cho địa phương đẩy mạnh phát triển KT - XH, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Đồng chí Lục Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lâm phấn khởi: Nhờ kinh phí hỗ trợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Trường THCS xã đã có nhà bán trú cho học sinh.

Ngoài ra, bà con xã được hỗ trợ hơn 20 tấn phân bón các loại. 50 hộ nghèo trong xã đã được cấp mỗi hộ 1 con bò cái sinh sản. Xã được hỗ trợ khai hoang kiến tạo ruộng bậc thang hơn 14,6 ha. Nhờ Nghị quyết 30a, đời sống của người dân Quảng Lâm đã được cải thiện hơn trước nhiều.


Có thể bạn quan tâm

Không Phát Hiện Chất Cấm Trong Cá Ở Đồng Nai Không Phát Hiện Chất Cấm Trong Cá Ở Đồng Nai

Thông tin về chất cấm Trifluralin trong cá điêu hồng đã được giới truyền thông đưa tin lại một cách đầy đủ để tránh thiệt hại cho nông dân. Song gần một tháng trôi qua, giá cá điêu hồng trong tỉnh vẫn không tăng, đầu ra khó khăn hơn.

14/05/2012
Đồng Bào Công Dồn Bảo Vệ Rừng Ươi Đồng Bào Công Dồn Bảo Vệ Rừng Ươi

Tại thôn Công Dồn (xã Zuôih, huyện Nam Giang, Quảng Nam), hơn 10 năm qua, hàng chục hộ dân nơi đây đã có biện pháp bảo vệ hàng ngàn cây ươi ở địa phương, nhằm tránh loài cây quý hiếm này bị hủy diệt.

26/06/2012
Vườn Quốc Gia Cát Tiên Nuôi Trồng Thành Công Loài Nấm Quý Vườn Quốc Gia Cát Tiên Nuôi Trồng Thành Công Loài Nấm Quý

Tin từ Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên cho biết, đơn vị này vừa nuôi trồng thử nghiệm thành công nấm Hoàng Bạch (tên khoa học là Pleurotus Cornucopiae - ảnh).

14/05/2012
Hoa Ngâu Mất Mùa Nhưng Được Giá Hoa Ngâu Mất Mùa Nhưng Được Giá

Hoa ngâu chính vụ năm nay ở Phù Mỹ (Bình Định) mất mùa nhưng giá bán cao hơn so cùng vụ năm ngoái. “Nguyên nhân ngâu mất mùa là do nắng nóng kéo dài, ngâu héo hoa, không nở hạt; sản lượng giảm”- ông Nguyễn Văn Thu, thôn Diêm Tiêu, Thị trấn (TT) Phù Mỹ, nhiều năm gắn bó cây ngâu cho biết.

26/06/2012
Nỗi Lo Tiêu Thụ Muối, Đường Nỗi Lo Tiêu Thụ Muối, Đường

Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2012, lượng tồn dư mặt hàng đường trong nước khoảng trên 70.000 tấn, muối cũng tồn một lượng tương đương. Nguy cơ dư thừa nguồn hàng đang trở thành nỗi lo cần giải quyết.

22/02/2012