Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Báo động tình trạng tận diệt thủy sản bằng rọ lồng

Báo động tình trạng tận diệt thủy sản bằng rọ lồng
Ngày đăng: 11/10/2015

Ngư dân kêu trời

Nhiều ngư dân ở xã Phổ Quang (Đức Phổ - Quảng Ngãi) phản ánh, hiện nay, có khá nhiều người ở địa phương đang dùng rọ lồng để đánh bắt, khiến cho nguồn thủy sản trên sông ngày càng kiệt quệ.

Ông Lê Văn Bính (53 tuổi, thôn Du Quang), than thở: “Khổ quá! Rọ lồng đã vét sạch các loại tôm, cá thì những người hành nghề theo cách truyền thống như chúng tôi biết lấy gì mà mưu sinh?”

Hai năm trở lại đây, thủy sản trên sông giảm mạnh, nhất là các loại cá móm, cá bống, tôm đất.

Trước đây, mỗi ngày ông Bính có thể kiếm đến 500 nghìn. Thế nhưng bây giờ, ngày nào may mắn lắm ông mới có được 100 nghìn. Lắm hôm, cá, tôm bắt được chỉ đủ để kho ăn trong ngày.

Hình thức đánh bắt bằng rọ lồng đang khá phổ biến trên các con sông trong tỉnh.

Ông Bính cho rằng: “Do rọ lồng hết đấy! Đây là loại lồng hủy diệt. Tôi mong chính quyền địa phương, cơ quan chức năng sớm có biện pháp ngăn chặn”.

Sư lộng hành của rọ lồng hiện nay còn gây nhiều ách tắc, trở ngại cho chủ các tàu, thuyền lưu thông trên sông.

Bởi lẽ, khi rọ lồng giăng trải chi chít dưới đáy đầm đã khiến chân vịt tàu cá bị mắc, quấn vào lưới. Vì quá bức xúc, nhiều chủ phương tiện đã không ít lần xô xát với ngư dân đánh bắt bằng rọ lồng, phản ứng hoạt động khai thác thủy sản theo kiểu hủy diệt này.

Lợi bất cập hại

Theo sự phản ánh, chúng tôi theo các ghe nhỏ để “mục sở thị” tình trạng khai thác thủy sản bằng rọ lồng trên khu vực sông đi qua xã Phổ Quang.

Chỉ trong khoảng 5km dọc bờ sông đến cửa biển Mỹ Á đã có hàng chục chủ phương tiện ghe, thuyền đua nhau khuấy đảo, thả lưới lồng dọc dòng sông để khai thác thủy sản. Rọ nối rọ, theo đó, khắp sông đều bị vây chặt.

Từ con cá, con tôm đến cua, lươn, lạch đều không còn đường kiếm ăn và cứ thế lần lượt chui vào.

Thường thì khoảng 4 giờ chiều mọi người bắt đầu đi giăng rọ và đến khoảng 4 giờ sáng hôm sau lại thu hoạch.

Ông Nguyễn Văn Luận (43 tuổi, thôn Du Quang), một chủ rọ lồng, thừa nhận: “Những năm trước, có khi thu tiền triệu hàng đêm mà chẳng tốn công sức gì nhiều. Còn bây giờ khi lượng thủy sản trên sông ít hơn, mỗi ngày tành tành cũng kiếm được vài trăm”.

Theo quan sát, tình trạng này đang phổ biến khắp các dòng sông trên địa bàn trong tỉnh với số lượng khó kiểm soát.

Ở Đức Phổ tập trung nhiều ở xã Phổ Quang, Phổ Vinh, Phổ Khánh, Phổ Thạnh… Chỉ riêng ở xã Phổ Quang đã có khoảng 60 hộ có rọ lồng.

Cùng với nạn đánh bắt thủy sản bằng xung điện, việc ngư dân sử dụng bừa bãi và tràn lan rọ lồng là vi phạm quy định về khai thác thủy sản ven bờ.

Lý do là phần lưới bao quanh rọ lồng rất dày, mắt lưới lại quá nhỏ (nhỏ hơn 15mm so với quy định) nên nó có thể “vơ vét” được từng con tép, con cá con bằng nửa đầu đũa.

Rọ lồng có phần lưới rất dày, mắt lưới lại quá nhỏ nên nó có thể “vơ vét” được từng con tép, con cá con bằng nửa đầu đũa.

Trước tình hình này, ông Lê Thanh Tân - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đức Phổ, cho hay: “

Do chưa có văn bản nào quy định việc xử lý hình thức đánh bắt này nên dù người dân, nhất là những người hành nghề đánh bắt truyền thống bức xúc, phản ánh rất nhiều lần, nhưng chúng tôi cũng chỉ dừng lại ở mức vận động, tuyên truyền để bà con hạn chế sử dụng”.

Để ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thủy sản, mỗi năm, tỉnh cũng thực hiện việc tái tạo nguồn lợi thủy sản bằng cách thả các loài giống thủy sản xuống sông, biển.

Tuy nhiên, với nguồn kinh phí mỗi năm chỉ khoảng 100 triệu đồng nên cũng chưa đem lại kết quả.

Chính vì thế, ông Lê Minh Đức - Trưởng phòng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi khuyến cáo người dân không nên dùng rọ lồng để đánh bắt.

Có như vậy, nguồn lợi thủy sản trên các sông mới được bảo vệ, tái tạo và phát triển bền vững.

Theo tìm hiểu, rọ lồng hay còn gọi là lồng bát quái có xuất xứ từ Trung Quốc.

Đây không phải là loại lưới thông thường mà là những cái lồng hình chữ nhật, có cửa kiểu như hom giỏ (hom lờ) để các loài thủy sinh chui vào và không có đường thoát ra. Mỗi rọ lồng dài khoảng 8m và có giá 270.000 đồng. Mỗi hộ trung bình có từ hàng chục đến hàng trăm rọ tùy theo điều kiện.


Có thể bạn quan tâm

Cây Chuối Trổ Hai Buồng Cây Chuối Trổ Hai Buồng

Một nông dân trồng cây chuối và kết quả cho ra hai buồng, rất nhiều quả. Điều đáng nói, cây chuối này trổ hai bông vào hai thời điểm khác nhau.

02/04/2012
Làm Giàu Từ Rau Giống Làm Giàu Từ Rau Giống

Thời gian ươm rau giống thường từ tháng 6 đến tháng 12 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên năm nay, để đáp ứng cho việc khôi phục diện tích rau màu sau đợt mưa, có thể thời gian ươm giống sẽ kéo dài hơn. Khoảng từ 20-25 ngày là người trồng có thể thu hoạch được một lứa

26/10/2011
Sản Xuất Lúa VietGAP Từ Cánh Đồng Mẫu Lớn Sản Xuất Lúa VietGAP Từ Cánh Đồng Mẫu Lớn

Theo định hướng phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, những năm qua, TP Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng đầu ra cho ngành lúa gạo thành phố. Trong đó, mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã khẳng định hiệu quả bước đầu và được nông dân trồng lúa đồng thuận hưởng ứng. Hiện nay, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đang tập trung vận động doanh nghiệp, nông dân tham gia nhân rộng mô hình tạo tiền đề tiến tới liên kết sản xuất lúa theo hướng VietGAP.

12/05/2012
Công Nghệ Nuôi Tôm Siêu Thâm Canh Công Nghệ Nuôi Tôm Siêu Thâm Canh

Tiến sĩ Addison Lawrence - Một nhà khoa học nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu AgriLife Texas đã nghiên cứu thành công một công nghệ mới, hứa hẹn mang đến cuộc cách mạng cho ngành tôm

31/10/2011
Nuôi Dê Thoát Nghèo Ở An Giang Nuôi Dê Thoát Nghèo Ở An Giang

Không đòi hỏi diện tích và chi phí cao nhưng lại cho lợi nhuận khá hấp dẫn, nuôi dê thịt đã và đang là mô hình được nhiều hộ tại xã Long Hòa (Phú Tân - An Giang) thực hiện. Cũng nhờ mô hình này mà ông Nguyễn Văn Kìa, ngụ ấp Long Hòa 1 đã có điều kiện cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

24/05/2012