Điểm tựa cho ngư dân

Sau cả đời gắn bó với nghề biển, nhưng giữa tháng năm vừa qua ngư dân Huỳnh Luận, ở xã Phổ Quang (Đức Phổ) mới hiện thực hóa ước mơ của mình là được sở hữu một chiếc tàu cá vỏ thép. Tàu cá vỏ thép QNg-94359TS được đóng mới với số tiền khoảng 8 tỷ đồng. Đây là một trong 2 chiếc tàu cá vỏ thép lần đầu tiên được Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đóng mới để hỗ trợ ngư dân vươn khơi.
Ông Huỳnh Luận, chia sẻ: Nếu không có sự hỗ trợ thì không bao giờ mình có đủ sức để đóng được con tàu như thế này. 8 tỷ đồng là số tiền quá lớn, không bao giờ mình có đủ để đóng được tàu và dù có nguồn vốn thì cũng không dám bỏ ra. Gia đình biết ơn Quỹ Hỗ trợ ngư dân của tỉnh. Còn ông Nguyễn Hữu Ngọt, xã Bình Chánh (Bình Sơn) được nhận tàu cá vỏ thép mang số hiệu QNg 95868 TS phấn khởi cho biết: Nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh nên gia đình mới có đủ tự tin để đóng mới tàu vỏ thép này, bởi để có được con tàu hơn 8 tỷ đồng không hề đơn giản nếu phải đi vay mượn.
Sau gần 4 năm thành lập, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã huy động được khoảng 50 tỷ đồng từ sự đóng góp của các cá nhân, đơn vị trong cả nước. Từ nguồn kinh phí này, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã hỗ trợ khoảng 27 tỷ đồng giúp đỡ các trường hợp ngư dân bị nạn trên biển, xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình ngư dân là nạn nhân chất độc gia cam; hỗ trợ cho ngư dân khó khăn về vốn với lãi suất thấp để có điều kiện mua sắm ngư lưới cụ, trang thiết bị phục vụ nghề biển. Đặc biệt, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã hỗ trợ đóng mới 13 chiếc tàu đánh cá, trong đó có 2 chiếc tàu vỏ thép. Nhờ vậy, đã có nhiều ngư dân được Quỹ hỗ trợ ngư dân kịp thời trợ lực để có điều kiện vươn khơi bám biển.
Ông Nguyễn Xuân Huế - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi cho biết: Chúng tôi ghi nhận sự chung tay giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong cả nước. Thời gian đến, chúng tôi phải tiếp tục tận tâm để huy động thêm các nguồn vốn. Việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn, kịp thời hơn, nhanh chóng hơn trong việc giúp đỡ ngư dân trong tỉnh khi gặp nạn. Quỹ cố gắng làm chiếc phao cứu sinh hiệu quả cho bà con ngư dân và là cầu nối giữa các nhà tài trợ, doanh nghiệp với ngư dân một cách tin cậy và vững chắc hơn.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã trồng hơn 493ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc. Trong đó, Phước Lộc là xã có diện tích chè trồng dưới tán điều cao nhất (148ha), kế đến là thị trấn Đạ M’ri (113ha) và xã Hà Lâm (90ha). Các xã Đoàn Kết, Đạ P’Loa và Đạ M’ri, mỗi xã có gần 80ha.

Hiện nay, đối với những diện tích cà phê già cỗi đang trong giai đoạn nhổ bỏ chuẩn bị tái canh, người sản xuất phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc ổn định đời sống vì thiếu hụt nguồn thu nếu không có giải pháp “lấy ngắn nuôi dài”. Vì thế, việc phát triển sản xuất cây khoai tây giống Atlantic trên đất cải tạo tái canh cà phê là một biện pháp hữu hiệu đã và đang triển khai tại TP. Buôn Ma Thuột.

Trong hai tuần đầu của tháng 1-2015 đã có 8 lô nhãn xuất khẩu sang Mỹ. Và trong thời gian tới nhiều loại như xoài, thanh long, măng cụt, mận, nho hay các loại hoa như hoa hồng, cẩm chướng sẽ được xuất sang các nước.

Ông Hiếu cho biết: “Năm đầu, do chưa học hỏi kỹ thuật chăm sóc nên sầu riêng bị sâu bệnh nhiều, chết hàng loạt, chỉ còn 100 gốc. Tôi nhận thấy nếu chỉ độc canh sầu riêng hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy, tôi đã trồng xen 400 gốc chôm chôm Thái. Sau 3 năm, vườn cây ăn trái hơn 1 ha của tôi phát triển hơn cả mong đợi”.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn trong dịp Tết và lễ hội 2015, hạn chế hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ trái Thanh Long và một số sản phẩm lợi thế của Bình Thuận như: Nước mắm, nước khoáng Vĩnh Hảo, mủ trôm... ra thị trường Hà Nội.