Báo động tình trạng cây mãng cầu xiêm chết sớm tại Tiền Giang

Cụ thể, cây mãng cầu ở giai đoạn 5 - 6 năm tuổi thì đột nhiên khô lá, khô cành và chết dần. Chỉ riêng tại xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông đã có đến 20% diện tích cây đặc sản này bị chết sớm.
Theo ngành chuyên môn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhà vườn thấy giá trái mãng cầu tăng cao đã dùng mọi biện pháp xử lý cho cây ra hoa theo ý muốn; để quá nhiều trái làm gánh nặng cho cây. Đồng thời nhà vườn sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và lấy nước mặn vào mương vườn làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.
Huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) có diện tích gần 700 ha mãng cầu xiêm, đứng đầu vùng ĐBSCL. Mấy năm gần đây, giá trái mãng cầu ở mức cao nên nhà vườn thu lãi gần 300 triệu đồng/ha/năm. Do đó, ngành chuyên môn đã và đang khuyến cáo, hướng dẫn nhà vườn khắc phục tình trạng cây chết sớm, bảo vệ thành quả của người sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Chúng tôi khuyến khích dân nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh, có một số nấm đối kháng để ngăn lại các loại nấm tấn công bộ rễ. Về kỹ thuật canh tác, đề nghị bà con không để trái quá nhiều làm cho cây suy kiệt. Khuyến cáo cho bà con sử dụng các loại phân bón qua lá để cầm cự trong thời gian nắng hạn như hiện nay. Chúng tôi cũng kịp thời đưa nước ngọt để cho cây mãng cầu vượt qua lúc khô hạn”.
Related news

Dù không phải địa phương có dịch nhưng những ngày này, người chăn nuôi thương hiệu gà đồi Yên Thế như đang "ngồi trên lửa" vì giá gà giảm quá sâu.

Dù phải mất kinh phí nhưng bà con ở Vĩnh Phúc vẫn rủ nhau đi học phòng chống dịch cúm gia cầm, bởi khi có kiến thức thì chăn nuôi sẽ đạt hiệu quả kinh tế lâu dài.

UBND TPHCM vừa có văn bản triển khai quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Theo đó, Chi cục Thú y lấy mẫu định kỳ 6 tháng/lần để giám sát chặt tình hình dịch tễ các nhà nuôi yến trên địa bàn và lấy mẫu kiểm tra đột xuất khi có hiện tượng chim yến chết bất thường hoặc cúm gia cầm xảy ra. Ngoài ra, TP yêu cầu các quận, huyện kiên quyết không để phát sinh các nhà nuôi yến ngoài khu vực quy hoạch.

Trong những năm gần đây, phong trào phụ nữ đầu tư chăn nuôi bò phát triển khá mạnh ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường (Tây Sơn - Bình Định). Ngoài cây lúa thì lợi nhuận từ nuôi bò là nguồn thu chính của nhiều hộ dân ở đây để trang trải cuộc sống.

Trong khi nhiều thôn, xã vẫn đang loay hoay việc lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì để đem lại giá trị kinh tế cao nhất thì ở thôn Tân Bình 2, xã Bình Xa (Hàm Yên - Tuyên Quang), lâu nay con lợn đã được định hình là con làm giàu của người dân trong thôn. Chuyện nuôi lợn tưởng như ở đâu cũng thế, nhưng có nghe người chăn nuôi kể chuyện mới thấy cũng lắm công phu.