Bảo Đảm Hài Hòa Lợi Ích Của Doanh Nghiệp Và Bà Con Nông Dân
Chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Khoa học và Công nghiệp (KH&CN) Việt Nam cần bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất cao trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp đầu tư và bà con nông dân cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp.
Ngày 12-10, huyện Yên Định và Công ty cổ phần khoa học và công nghiệp (KH&CN) Việt Nam tổ chức hội nghị triển khai mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn do doanh nghiệp trực tiếp thực hiện. Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Với mục tiêu nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp, vụ đông 2014-2015, Công ty cổ phần KH&CN Việt Nam ký hợp đồng thuê đất nông nghiệp của 16 hộ dân xã Định Bình, huyện Yên Định để thực hiện mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn do doanh nghiệp trực tiếp thực hiện.
Theo đó, toàn bộ 24,5 ha đất nông nghiệp của xã Định Bình sẽ được Công ty sử dụng trong vòng 5 năm để trồng các loại cây hoa màu có giá trị kinh tế cao, như: cà chua bi, khoai tây, củ đậu, dưa bao tử, ớt kim chỉ thiên.
Đây được xem là mô hình mới, hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, các hộ nông dân sẽ làm gì sau khi cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp?
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị về vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chỉ rõ, đây là mô hình với hình thức sản xuất mới, nên chính quyền địa phương và công ty cần bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất cao trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp đầu tư và bà con nông dân cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp.
Trên cơ sở đó, đồng chí Nguyễn Đức Quyền đề nghị: Trong quá trình thực hiện mô hình, cùng với việc đẩy mạnh đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, Công ty phải đặc biệt quan tâm tạo việc làm cho lao động địa phương, ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào sản xuất, nhất là các hộ dân có diện tích nằm trong quỹ đất cho thuê, để bảo đảm thu nhập ổn định cho các hộ dân.
Chính quyền địa phương cần quan tâm, chú trọng công tác hướng nghiệp, tạo việc làm cho các hộ dân, tránh tình trạng các hộ nông dân bị thất nghiệp sau khi cho công ty thuê đất. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đánh giá cao sự chủ động đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời khẳng định, tỉnh Thanh Hóa sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tiếp đó, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình và động viên bà con nông dân sản xuất vụ đông 2014-2015 tại 2 xã Định Liên và Yên Bái của huyện Yên Định. Theo báo cáo tiến độ sản xuất vụ đông, tính đến ngày 12-10, toàn huyện Yên Định đã gieo trồng được 5.310 ha/5.560 ha vụ đông 2014-2015, đạt 95,5% kế hoạch; trong đó, ngô trồng được 2.907,8 ha, đậu tương 1.224,7 ha, ớt 407,6 ha, rau màu các loại là 769,9 ha.
Sau khi đi kiểm tra thực tế, đồng chí Nguyễn Đức Quyền đánh giá cao kết quả huyện đã đạt được, tuy nhiên đồng chí lưu ý, huyện cần vận động cho bà con nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất vụ đông; đồng thời định hướng để bà con nông dân đưa các loại cây có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường vào sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Related news
Vụ Đông năm 2014, xã Mỹ Thành gieo trồng 234ha cây trồng các loại, trong đó có tới 232ha đậu tương, còn lại là rau màu. Do phù hợp với đồng đất nơi đây nên cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình gấp 1,5 – 2 lần so với cấy lúa truyền thống. Vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân Mỹ Thành đã đưa diện tích cây đậu tương gieo trồng vụ Đông lên cao.
Theo đó, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học sẽ chuyển giao toàn bộ quy trình sản xuất, cách ương cấy meo, tạo phôi 7 loại nấm ăn và nấm dược liệu cho phía Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp. Buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp và Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học kết thúc tốt đẹp với sự thống nhất cao giữa hai bên.
Theo lãnh đạo Hợp tác xã (HTX) hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), hiện đơn vị có 60 hộ xã viên với diện tích sản xuất khoảng 40 ha, cho sản lượng hành thương phẩm khoảng 720 tấn. Từ khi được thành lập cuối tháng 3/2014 đến nay, HTX hành tím Vĩnh Châu đã có dịp tham gia nhiều đoàn xúc tiến thương mại trong, ngoài nước và các cuộc hội chợ để giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.
Đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Rầy nâu ở trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến chuẩn bị làm đòng; bệnh đạo ôn lá trên một số diện tích canh tác giống Jasmine 85, OM 4218,… tập trung tại quận Thốt Nốt, với tỷ lệ phổ biến từ 5-10%. Các đối tượng dịch hại khác như ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, bệnh thối gốc vi khuẩn phân bố tại huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt và Cái Răng.
Nông dân được công ty cung cấp lúa giống chất lượng cao với giá thấp hơn thị trường 200 - 300 đồng/kg và sẽ hoàn vốn cho công ty khi thu hoạch xong; được hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp để đem lại hiệu quả cao nhất. Khi thu hoạch, công ty sẽ hỗ trợ nông dân công chuyên chở về nhà máy và mua với giá cao hơn thị trường từ 200 - 400 đồng/kg.