Bán một quả dừa sáp mua được nửa tạ thóc
Dọc theo tuyến đường Quốc lộ 54 qua huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có rất nhiều điểm bán dừa sáp quả và cây dừa sáp giống.
Đây là một đặc sản chỉ có ở vùng đất Cầu Kè, Trà Vinh này.
Năm nay, do sản lượng không nhiều trong khi nhu cầu tiêu thụ mạnh nên giá dừa sáp khá cao.
Hiện giá dừa sáp tại Cầu Kè (Trà Vinh) có giá khoảng 150 ngàn đồng/quả loại 1, hơn 100 ngàn đồng/quả loại 2 (cao hơn chục lần so với giống dừa bình thường - PV) nhưng vẫn không có đủ hàng để bán, ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu.
Không chỉ quả dừa mà giá dừa giống cũng ở mức cao 30.000 đồng/cây, nhưng cũng được tiêu thụ mạnh.
Một quả dừa sáp bằng chục quả dừa thường Ông Thạch Em, trồng 5 công dừa sáp ở ấp Chông Nô 2 (Hòa Tân, Cầu Kè, Trà Vinh) cho biết:
“Hiện tại quả 1 quả dừa sáp có thể mua gần nửa tạ thóc nên bà con trồng dừa rất phấn khởi, nhiều người làm giàu nhờ trồng dừa sáp.
Dừa có giá “đắt đỏ” như vậy nhưng nhiều người vẫn mua về thưởng thức nhờ lạ, ngon và chỉ có ở vùng này nên càng hiếm”.
Theo ông Thạch Em, vùng Hòa Tân tỷ lệ dừa sáp trên buồng khoảng 25 - 30% còn đem qua các vùng khác tỷ lệ sáp ít hơn nhiều nên nhiều năm qua giống dừa sáp vẫn là đặc sản số 1 ở địa phương.
Dừa sáp giống cũng được tiêu thụ mạnh Ông Thạch Phu My, Chủ nhiệm hợp tác xã dừa sáp Hòa Tân cho biết:
“Hiện dừa sáp được bán ngay tại địa phương có khách du lịch và tiêu thụ mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với giá rất cao.
Hợp tác xã có 19 xã viên mỗi năm thu hoạch khoảng 4.000 quả dừa sáp không đủ tiêu thụ nên hợp tác xã làm đầu mối thu mua dừa sáp của những hộ dân khác để tiêu thụ”.
Cách nhận biết dừa có sáp đặc ruột hay không Theo ông My, hầu hết giống dừa sáp từ lâu đời nên đã thoái hóa, hợp tác xã đang được Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu (Bến Tre), Sở Khoa học công nghệ tỉnh hỗ trợ đầu tư khôi phục 6 ha giống dừa sáp ở địa phương với kỹ thuật mới cho thụ phấn nhân tạo, nếu hiệu quả sẽ hỗ trợ thêm 50 ha nữa.
Ngoài ra, nhiều bà con xã viên còn mua giống dừa sáp mới như sáp ngọt, sáp thơm… dự kiến trong thời sẽ có nhiều sản phẩm dừa sáp trên thị trường.
Dừa sáp để trang trọng trên kệ và có ghi ký hiệu để nhận biết Suốt thời gian dài dừa sáp có giá “siêu khủng” nên đã đem lại cuộc sống ấm no cho bà con đồng bào Khmer ở địa phương.
Một số hộ khấm khá trở thành triệu phú cũng nhờ loại quả đặc sản này.
Có thể bạn quan tâm

Đó là nội dung được nêu trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2014. Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp ới các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị định trình ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân vùng biên xã Vĩnh Xương (An Giang) có đời sống khá giả hơn nhờ mô hình nuôi dê thịt. Với đặc tính dễ nuôi, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có xung quanh nhà như rau muống, cỏ dại...

Anh Nhuận cho biết: “Dê là loài ăn tạp, sức đề kháng cao nên nuôi không vất vả và tốn kém”. Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7 đến 12 tháng; thời điểm này, dê có trọng lượng

Giá cao su xuất khẩu giảm mạnh gây khó khăn chung cho các doanh nghiệp trồng cao su trong nước. Ở khu vực Tây Nguyên, khi giá cao su giảm, đời sống của công nhân và tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty cao su càng khó khăn hơn.

Gia đình anh Hải thuộc diện hộ nghèo trong xã. Những năm trước đây, sản xuất không đủ ăn, năm nào cũng thiếu, cuộc sống cực khổ. Từ đầu năm 2013, địa phương triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.