Băn khoăn chất lượng giống, vật tư đầu vào
Người nuôi khổ đủ bề
Ông Lâm Văn Khiếm, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Nuôi tôm công nghiệp Tân Long (ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi) nhìn nhận: "Người dân nuôi tôm công nghiệp đa phần theo cảm tính, vì lợi nhuận trước mắt, mở rộng diện tích nuôi nhanh chóng. Khi bị dịch bệnh, không còn vốn tái sản xuất thì tôm tìm đến đại lý để hợp tác tái đầu tư nuôi tiếp, mong có cơ hội trả nợ”. Đương nhiên, người nuôi phải chấp nhận rủi ro về chất lượng con giống, các loại thuốc xử lý môi trường ao nuôi..., bởi thỏa thuận chia hoa hồng giữa các công ty thuốc, tôm giống với đại lý. Do đó, khi người nuôi tôm mua thức ăn của đại lý nào thì phải mua con giống, thuốc tại đại lý đó. Thực trạng này vẫn tiếp diễn, người nuôi tôm vẫn đang phải đối mặt.
Tiếp thị các sản phẩm với hình thức tiếp thị bao bì bắt mắt tới người nuôi tôm khi đưa ra các khuyến mãi trên từng sản phẩm, như “mua một tặng một”... Một số công ty sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận, chiết khấu cao cho các đại lý, nên nhiều đại lý phát hiện sản phẩm có vấn đề về chất lượng cũng không tố giác cơ quan chức năng mà âm thầm bán cho người dân. Một số hộ nuôi tôm thiếu hiểu biết, sử dụng vật tư này phục vụ ao nuôi của mình, một số khác tham gia kinh doanh bằng cách bán lại người nuôi trong vùng để thu lợi nhuận...
Ông Lê Song Hùng, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết: “Một số sản phẩm khi người dân sử dụng phát hiện không có hiệu quả thì lại được các công ty cải biến, thay đổi nhãn hiệu với thành phần và công dụng... để lại bán người nuôi tôm.
“Bên cạnh đó, nhiều công ty sản xuất con giống, vật tư nông nghiệp đưa nhân viên kỹ thuật đến các đại lý thực hiện xét nghiệm bệnh tôm cho người nuôi như: lấy mẫu gan tụy và ruột tôm để soi tươi trên kính hiển vi, nhằm chẩn đoán và kê toa bán thuốc, nhưng thực chất không tìm ra nguyên nhân và tôm vẫn cứ chết…” - Ông Hùng cho biết thêm.
Chuyển hướng tháo gỡ
Trong khi chờ sự định hướng, gỡ khó của ngành chức năng thì người nuôi tôm phải tự tìm hướng đi. Một trong những cách làm chính là tham gia HTX. Ở đây, HTX đã phát huy vai trò điều hành, nêu cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường vùng nuôi, hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho xã viên.
Ông Nguyễn Văn Làm (ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) cho biết: Về con giống, các tổ viên luôn tìm công ty có uy tín, xét nghiệm nghiêm túc trước khi thả. Về vật tư nông nghiệp, ký hợp đồng với công ty thuốc, được công ty chiết khấu hoa hồng trực tiếp cho xã viên nên xã viên tiếp cận được vật tư nông nghiệp với giá gốc và có chất lượng hơn. Từ đó lợi nhuận tăng.
Ngành chức năng đang có hướng đi khả quan hơn. Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, Sở đang chỉ đạo đơn vị trực thuộc Sở tổng kết, thống kê lại những công ty giống được người mua trong tỉnh đánh giá cho hiệu quả cao. Qua đó, phối hợp với doanh nghiệp giống để cùng hỗ trợ cho hộ nuôi, bằng phương pháp bán con giống kết hợp với Chi cục nuôi, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tập huấn kỹ thuật. Chi cục Quản lý chất lượng sẽ tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào.
Với cách làm trên sẽ từng bước tạo điều kiện cho những công ty giống, thuốc, vật tư nông nghiệp làm ăn chân chính đem lại hiệu quả cho nông dân được phát huy năng lực. Đồng thời, với cách làm trên sẽ từng bước loại dần những công ty giống, thuốc, vật tư nông nghiệp kém chất lượng, hàng giả… ra khỏi thị trường, “sân chơi” đầy rủi ro này.
Related news
Chính nhờ chịu khó biết ứng dụng khoa học kỹ thuật và năng động trong kinh doanh, ông Hồ Ngọc Vân trở nên khá giả khi lập nghiệp trên vùng đất mới. Với mô hình ương tôm giống, nhiều năm nay mỗi năm ông thu lãi gần 400 triệu đồng.
Nuôi cua thương phẩm đang được nhiều hộ dân trong tỉnh áp dụng nhờ lợi nhuận tương đối ổn định. Ưu điểm của mô hình này vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi dễ áp dụng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương.
Người nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang phải đối diện với tình trạng thua lỗ nặng vì tôm chết và rớt giá. Hiện nay, ở nhiều vùng tôm như: Ninh Hà, Ninh Lộc… diện tích đìa thả nuôi rất ít.
Đồng Tháp sẽ đưa ra khỏi quy hoạch gần 700 ha vùng nuôi do không đáp ứng tiêu chí. Trong 5 ngành hàng chủ lực mà tỉnh Đồng Tháp lựa chọn để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì ngành hàng cá tra đóng vai trò khá quan trọng.
Tiết kiệm nhiên liệu, tăng giá bán sản phẩm, làm cầu nối giữa đất liền và tàu khai thác thủy sản xa bờ là ưu thế của tàu dịch vụ hậu cần. Nhưng, hiện nay số lượng tàu dịch vụ hậu cần thủy sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa đáp ứng đủ năng lực đánh bắt.