Ban Hành Tiêu Chí Cánh Đồng Mẫu Lớn

UBND tỉnh vừa có quyết định ban hành tiêu chí xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm tạo điều kiện để nông dân liên kết trong sản xuất, áp dụng đồng bộ và có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đồng thời, nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng, gia tăng chất lượng lúa, gạo, làm nền tảng cho việc sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam trong nước và xuất khẩu.
Mô hình cánh đồng lớn tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo. Trên “Cánh đồng lớn” sẽ từng bước dịch vụ hóa các khâu trong sản xuất, từ đầu vào đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ...
Yêu cầu của mô hình cánh đồng lớn là hệ thống đê bao, giao thông nội đồng tương đối hoàn chỉnh, phù hợp cho việc chủ động sản xuất, đưa cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa từ làm đất, đến thu hoạch. Nông dân tham gia mô hình với tinh thần tự nguyện, tuân thủ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chủ động tham gia mô hình. Mô hình phải có hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động tốt, Hội đồng quản trị có đủ năng lực điều hành và năng động trong sản xuất và hợp tác kinh doanh.
Đối với kỹ thuật canh tác, cần đẩy mạnh tăng cường năng lực sản xuất cho nông dân thông qua hình thức tọa đàm, tập huấn để nông dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Bố trí mùa vụ thích hợp đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ ít nhất 20 ngày, xuống giống tập trung đồng loạt theo lịch xuống giống né rầy của địa phương, áp dụng quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.
Theo đó, quyết định cũng quy định tiêu chí về vệ sinh đồng ruộng, về lúa giống, hình thức gieo sạ, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc được phép sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam, khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh thái (ruộng lúa - bờ hoa) trong quản lý dịch hại, 100% diện tích thu hoạch bằng cơ giới hóa. Đồng thời tiến tới thực hiện sổ tay ghi chép tình hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP, đây là cơ sở cho việc tiến tới sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Mô hình xây dựng trên nền tảng liên kết 4 nhà hình thức liên kết được thể hiện thông qua hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, Tổ hợp tác, nông dân sản xuất lúa theo phương thức có lợi cho cả đôi bên...
Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu mới nhất của Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết, xây đập trên dòng chảy chính tại khu vực hạ nguồn sông Mê Công có thể trở thành mối đe dọa đối với sự sống còn của loài cá tra dầu sinh sống tại đây.

Hàng loạt hộ nuôi nhím ở Phú Quý, Phan Thiết và Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đang gặp khó do không tiêu thụ được động vật có nguồn gốc hoang dã này. Cách đây không lâu, nuôi nhím trở thành phong trào rầm rộ khi hàng trăm hộ xây chuồng trại, mua con giống, đẩy giá nhím giống lên trên 10 triệu đồng/đôi.

Phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế được sâu bệnh hại, phân bón còn có tác dụng tăng cường độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ môi trường.

Mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống trong thời gian qua gặp nhiều rủi ro do thời tiết, dịch bệnh. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất của Huyện ủy Năm Căn, năm 2012, UBND xã Hàng Vịnh (Cà Mau) phát động nhân dân thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Ngày 01-3, tại xã Nhơn Hải (Ninh Hải), Ban quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ (Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố) tổ chức Hội thảo đầu bờ Mô hình sản xuất tỏi theo hướng an toàn.