Xuất Khẩu Gạo 8 Tháng Đạt Hơn 2 Tỷ USD

Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất là Trung Quốc với 36,18% thị phần.
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 8 theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 584 nghìn tấn với giá trị 267 triệu USD.
Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 8, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 4,44 triệu tấn, trị giá 2,01 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng, và giảm 5,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2014 đạt 452,5 USD/tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Thị trường lớn nhất trong bảy tháng năm 2014 là Trung Quốc với 36,18% thị phần.
Đáng chú ý nhất là thị trường Philippines có sự tăng trưởng đột biến trong 7 tháng đầu năm với mức tăng gấp 2,8 lần về khối lượng và gấp 2,83 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Với mức tăng trưởng này, Philippines vươn lên vị trí đứng thứ 2 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 22,99% thị phần, tiếp đến là Gana, Malaysia và Singapore, chiếm thị phần lần lượt là 5,11%; 4,39% và 3,32%.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.650– 5.750 đ/kg, lúa dài khoảng 5.850 – 5.950 đ/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.500 – 7.600 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.350 – 7.450 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 9.150 – 9.250 đ/kg, gạo 15% tấm 8.750 – 8.850 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.250 – 8.350 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Điều Việt Nam vừa có văn bản khẩn cảnh báo doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu hạt điều về giá cả và thị trường xuất khẩu Trung Quốc.

Một số chủ lồng nuôi khẳng định, cá chết một phần do nguồn nước thải chưa qua xử lý tại khu vực chợ, khu dân cư chạy theo hệ thống cống rãnh đổ xuống khu vực chân cầu Lăng Cô. Bên cạnh đó, một số hộ dân ở thôn Hói Mít, Hói Dừa sau khi lén lút thu hoạch tôm chân trắng đã xả nước thải xuống đầm Lập An, ảnh hưởng đến nguồn nước vùng nuôi cá mú

Xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có làng thanh niên lập nghiệp gồm 100 hộ sinh sống với diện tích đất nông nghiệp gần 550 ha

Dễ trồng, đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế rất cao. Đó là đánh giá về hiệu quả trồng cây măng tây xanh của người dân phường Văn Hải, TP Phan Rang- Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Quốc đảo Philippines từ lâu đã nổi tiếng là nơi cung cấp dừa và các sản phẩm từ dừa lớn nhất thế giới. Một phần ba dân số của Philippines sống phụ thuộc vào ngành công nghiệp dừa. Nhóm phóng viên VTC16 đã đến tìm hiểu về ngành công nghiệp đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho đất nước này.