Bàn giải pháp phát triển cá nước lạnh bền vững
Thứ trưởng Bộ NN và PTNT, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám và ông Phan Văn Đa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đồng chủ trì Hội nghị.
Hiện nay nước ta có hai đối tượng cá nước lạnh được nuôi phổ biến là cá tầm và cá hồi, di nhập vào nuôi ở nước ta từ năm 2004.
Đến nay, cá nước lạnh đã trở thành đối tượng nuôi khá phổ biến ở nhiều vùng, nhiều địa phương, bước đầu góp phần phát triển kinh tế, tạo ra các mô hình sản xuất mới, đa dạng hoá đối tượng nuôi, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ cư dân miền núi.
Theo thống kê, có khoảng hơn 100 cơ sở tại 22 tỉnh thành phố nuôi cá nước lạnh, sản lượng cá nuôi cũng tăng nhanh trong thời gian qua.
Năm 2007 tổng sản lượng cá nước lạnh chỉ đạt 95 tấn (trong đó cá tầm 75 tấn, cá hồi 20 tấn), đến năm 2013 sản lượng nuôi cá nước lạnh ước đạt khoảng 1.585 tấn (trong đó cá tầm 1.123 tấn, cá hồi 462 tấn).
Tăng trưởng sản xuất trong giai đoạn 2007 - 2013 trung bình 68,75%/năm.
Về sản xuất giống, thời gian gần đây nhu cầu về con giống là rất lớn, một năm cần số lượng giống khoảng hơn 3,0 triệu con, đến năm 2020 theo quy hoạch cần khoảng 6,0 triệu con giống (trong đó cá tầm là 4,0 triệu con và cá hồi 2,0 triệu con).
Hiện tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Lào Cai có số lượng cơ sở sản xuất giống cá nước lạnh lớn nhất.
Về chế biến và tiêu thụ, sản phẩm cá nước lạnh của Việt Nam hiện chủ yếu tiêu thụ là cá tươi sống hoặc cấp đông mà chưa qua các chế biến.
Được xem là một mặt hàng tương đối mới nên những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ cá hồi, cá tầm nuôi trong nước xu hướng gia tăng.
Năm 2012 nhu cầu tiêu thụ cả nước lạnh của cả nước là 7.300 tấn, trong đó nhập khẩu 6.000 tấn (chiếm 82,19%) và sản xuất trong nước 1.300 tấn (chiếm 17,81%).
Dự báo đến đến năm 2020 nhu cần thị trường sẽ tăng lên mức trên 10.500 tấn.
Giá thương phẩm của mặt hàng tươi sống cá nước lạnh bán tại cơ sở sản xuất khoảng 175.000 đến 250.000 đ/kg tùy thời điểm và khu vực, giá bán tại các nhà hàng khách sạn khoảng 300.000 đến 400.000 đ/kg.
Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất cá nước lạnh nước ta đang gặp phải một số khó khăn như:
Việc xây dựng và ban hành quy hoạch phát triển cá nước lạnh toàn quốc, các TCVN, QCVN còn chậm; Chậm bổ sung các đối tượng cá tầm vào danh mục giống được phép sản xuất, kinh doanh;
Chưa có hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh trên nước lạnh.
Về kiểm dịch giống thuỷ sản, cá nước lạnh được được quy định tại nhiều Thông tư gây khó khăn cho các cơ sở cho tác kiểm dịch giống.
Bên cạnh đó, nguồn cung cấp thức ăn còn hạn chế, thiếu sự cạnh tranh.
Trong nước mới chỉ có số ít doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu sản xuất được cá giống tại chỗ làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, khó cạnh tranh với cá nước lạnh nhập khẩu.
Ngoài ra, chi phí đầu tư cho các cơ sở nuôi cá nước lạnh là rất lớn, giá bán sản phẩm chưa ổn định, khó cạnh tranh với cá nước lạnh nhập lậu...
Để phát triển nuôi cá nước lạnh bền vững, thời gian tới Tổng cục Thủy sản sẽ hướng dẫn các tỉnh, thành phố lập quy hoạch chi tiết vùng nuôi cá nước lạnh cho địa phương;
Tổ chức quản lý phát triển cá nước lạnh trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ sở có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến phát triển cá nước lạnh như con giống, thức ăn; ban hành TCVN về giống cá nước lạnh trước tháng 30/12/2015; thúc đẩy thành lập Hội hội nuôi cá nước lạnh Việt Nam...
Có thể bạn quan tâm
Để người dân thoát nghèo, thời gian qua xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng mía, lai tạo đàn bò. Nhờ vậy mà đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Việc các thương lái thu mua cây ngâu với giá cao trong thời gian gần đây khiến cho nhiều hộ nông dân ở huyện Phú Ninh, TP.Tam Kỳ không ngần ngại bán cả vườn ngâu. Tuy nhiên, vẫn có một số người quyết giữ lại vườn ngâu chờ ngày thu hoạch hoa. Niềm vui đã đến với họ khi vào tháng 7 âm lịch này, cây ngâu ra hoa nhiều và được giá.
Trái với những nhận định trước đó, giá lúa gạo khó tăng khi nhu cầu trên thế giới không tăng. Tuy nhiên, việc liên tiếp trúng các gói thầu xuất khẩu gạo ở thị trường châu Á đã khiến thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trở nên sôi động. Diễn biến của giá lúa, gạo tăng trong 2 tuần qua tạo nên những tác động trái chiều giữa nông dân và doanh nghiệp.
Dù được xem là “đòn bẩy” thúc đẩy ngành nông nghiệp tăng trưởng về chất, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nhưng hiện giờ, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp xem ra vẫn loay hoay tìm lối đi khi bắt tay thực hiện…
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Ước tính khối lượng XK cao su tháng 7 đạt 103 nghìn tấn với giá trị 175 triệu USD, nâng tổng lượng cao su XK 7 tháng đầu năm đạt 451 nghìn tấn với giá trị 828 triệu USD, giảm 10% về khối lượng và giảm 32,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.